6 sách hay về đường sắt kể cho bạn những câu chuyện thú vị

6 cuốn sách hay về đường sắt cung cấp cho người đọc kiến ​​thức toàn diện, từ vận hành tàu đến xây dựng, khai thác đường sắt.

Kết Cấu Tầng Trên Đường Sắt

Kết Cấu Tầng Trên Đường Sắt (Tập 1)

Cuốn sách ‘Kết cấu tầng trên đường sắt’ được chia thành hai phần giải thích các khái niệm và hiểu biết cơ bản về đường sắt khổ hẹp 1.000 mm và đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm.

Cuốn sách cung cấp những ý tưởng và thực tiễn sáng tạo về khoa học và công nghệ đường sắt do nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra và áp dụng cho khổ đường 1.000 mm, đồng thời đưa ra chiến lược từng bước cho sự phát triển của ngành đường sắt nước ta.

Hơn nữa, cuốn sách cung cấp nền tảng lý thuyết để tăng tốc độ tàu khách, hiểu biết cơ bản về đường sắt cao tốc, cơ sở lý thuyết về đường sắt không có khớp nối và quy trình đổi mới đường sắt cao tốc. European Express và Japan High Speed ​​Rail là hai ví dụ.

Tập 1: gồm 3 chương.

  • Chương 1: Cấu tạo tầng trên đường sắt.
  • Chương 2: Cấu tạo và thiết kế đường ray.
  • Chương 3: Đường nối tiếp và đường giao nhau.

Tập 2: gồm 3 chương.

  • Chương 1: Tính cường độ đường ray.
  • Chương 2: Nguyên lý và thiết kế đường sắt không khe nối.
  • Chương 3: Đường sắt không khe nối vượt khu gian và đường sắt cao tốc không khe nối.

Cuốn Sách Khổng Lồ Về Tàu Hỏa

Cuốn Sách Khổng Lồ Về Tàu Hỏa

Tàu hỏa là một phương tiện giao thông vô cùng quen thuộc, nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về chúng chưa?

Hãy mở cuốn sách này ra để biết rằng tàu hỏa ngày xưa từng chạy bằng động cơ hơi nước, đoàn tàu nhanh nhất có thể đạt tới tốc độ 581km/h, đoàn tàu dài nhất có tới 682 toa, và còn nhiều điều thú vị hơn nữa về phương tiện giao thông lâu đời này đang chờ các bạn khám phá.

Luật Đường Sắt

Luật Đường Sắt

Luật đường sắt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2017.

Luật gồm 10 chương 87 điều, quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, thay thế cho Luật Đường sắt số 35/2005/QH11.

Tự Truyện Andrew Carnegie

Tự Truyện Andrew Carnegie

Andrew Carnegie là một nhà đại tư bản của nước Mỹ nhưng cũng là một trong những người bác ái, đóng góp tài sản, tiền bạc cho sự phát triển của cộng đồng, của quê hương và nhân loại. Sinh năm 1835 ở Xcốt-len, Carnegie đã cùng với gia đình chuyển tới Mỹ. Khi trưởng thành, ở Pittsburgh, ông làm nhân viên điện báo và nhân viên thư ký trong ngành đường sắt và tiếp tục thăng tiến trong công ty đường sắt Pennsylvania. Khi Cuộc Nội chiến nổ ra, ông được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hệ thống đường sắt và điện báo của chính phủ Mỹ và ông đã làm xuất sắc công việc này. Ông là người theo Đảng Cộng hoà và là người phản đối chế độ nô lệ. Ngoài khả năng làm việc chăm chỉ, xuất sắc và cách đối xử tốt với mọi người, Carnegie còn có rất tài giỏi trong việc xác định nghề nghiệp. Hệ thống đường sắt của Mỹ phát triển nhanh và ông nói: “Việc sản xuất như của chúng tôi khó có thể phát triển để đáp ứng kịp nhu cầu của người dân Mỹ. Nhờ vậy, ông bắt đầu trở nên giàu có và sau khi bán nhà máy sắt thép lớn nhất nước Mỹ, ông trở thành người giàu có nhất thế giới. Ông về nghỉ hưu trong lâu đài Skibo yêu thích ở Xcốt-len và qua đời tại Lenox, Massachusetts vào năm 1919.

Di chúc của ông để lại với hơn 100 triệu đô la dành cho việc xây dựng các thư viện công cộng trên khắp nước Mỹ và Anh; ông còn dành tặng rất nhiều quà cho các trường đại học. Ông cũng có nhiều đóng góp để thúc đẩy hoà bình và nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới chiến tranh. Dù bản thân không phải là người có văn hoá cao nhưng Carnegie đánh giá cao giá trị của tư duy cởi mở. Giống như Benjamin Franklin, ông biết rằng “nhà lãnh đạo chính là những người ham mê đọc sách” và của cải có được là từ kiến thức uyên thâm và những suy nghĩ sắc sảo. Khi xây dựng thư viện từ thiện đầu tiên, ông không có huy hiệu. Tuy nhiên ông yêu cầu người ta lấy một tấm bảng và khắc vào đó hình ảnh mặt trời cùng với các tia sáng mặt trời và dòng chữ “Hãy để cho ánh sáng chiếu rọi.”

Là những thợ dệt vải lanh, gia đình ông không khá giả nhưng tình yêu và lòng đam mê kiến thức sách vở của ông cha đã để lại một ấn tượng không phai trong lòng chú bé Carnegie. Sau này khi đã trở nên giàu có, các thư viện chính là sự lựa chọn tất yếu khi ông làm từ thiện và ông đã dành rất nhiều công sức để xây dựng các thư viện. Việc trao tặng các thư viện của Carnegie là một trong những việc làm lớn lao trong lịch sử. Câu chuyện của ông nói lên rằng việc tích luỹ của cải của một cá nhân nếu có những động cơ cao cả, thì đó là một trong những cách để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Carnegie không thích đầu cơ vào chứng khoán. Ông cho rằng việc chọn lấy một ngành, học hỏi về ngànhh đó và đầu tư vào công việc của mình chính là một cách đầu tư tốt hơn nhiều. Ông viết: “Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ đó là không chỉ tập trung toàn bộ thời gian và công sức vào một công việc mà các bạn sẽ gắn bó cả cuộc đời mà còn phải đầu tư từng đồng vốn vào nó nữa… Về phần tôi, tôi đã có quyết định từ rất sớm. Tôi sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất sắt thép và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này.” Hãy hăng say học tập và đảm bảo rằng những người khác sẽ được lợi nhờ sự giàu có về tri thức và tiền bạc của bạn.

Cũng giống như tất cả những người thành công vang dội khác, Carnegie biết rằng việc tạo ra được lòng nhiệt tình và tính hiệu quả của người lao động là dấu hiệu của nhà lãnh đạo thực thụ. Ông viết:

“Tôi không hiểu về máy hơi nước nhưng tôi cố gắng hiểu về một cỗ máy còn phức tạp hơn. Đó chính là con người.”

Bạn bè của Carnegie gồm rất nhiều người giàu có và nổi tiếng, như Judge Mellon, Matthew Arnold, James Blaine, thủ tướng Anh William Gladstone, các Tổng thống Harrison, Mark Twain và Herbert Spencer. Các mối quan hệ này được duy trì không phải do ông muốn khoe khoang mà để ông có thể học hỏi trực tiếp từ những hiểu biết và kinh nghiệm độc nhất vô nhị của họ. Trong cả cuộc đời, ông tìm kiếm tri thức và giá trị chứ không chỉ tìm kiếm tiền bạc. Tri thức có được từ việc đọc sách và học tập cho thấy một giá trị thật sự; một cuộc sống tốt là cuộc sống thực sự cởi mở, chỉ tiền bạc thôi thì chỉ là một cuộc đời vô nghĩa.

Andrew Carnegie là một trong số các gương doanh nhân thành đạt của nước Mỹ, đồng thời là những người bác ái, đóng góp của cải, tài sản cho sự phát triển chung của xã hội. Những thư viện trên khắp thế giới, nhưng công trình do ông đóng góp xây dựng là những bằng chứng về công lao và lòng nhân ái của ông. Tiếp sau những cuốn sách như Cuộc đời và sự nghiệp của tôi, của Henry Ford, Made In America của Sam Walton, Made In Japan của Akio Morita, người sáng lập tập đoàn SONY, Con người phi thường và cỗ máy của ông, viết về Thomas Watson Sr., người sáng lập tập đoàn IBM, Cuộc cách mạng của Nokia, Alpha Books xin trân trọng giới thiệu Tự truyện của Andrew Carnegie, người mở đường cho những nhà tư bản làm giàu và rồi đóng góp tài sản cho đồng loại, và là hình mẫu cho những nhà tư bản giàu có nhưng bác ái của thế giới như Henry Ford hay gần đây nhất là Bill Gates.

Công Trình Depot Đường Sắt Đô Thị

Công Trình Depot Đường Sắt Đô Thị

Giao thông đô thị đã và đang là một trong những vấn đề thời cuộc bức xúc hiện nay và trong tương lai. Từ kinh nghiệm của các nước phát triển trên toàn thế giới cho thấy vấn đề giao thông tại các thành phố lớn không thể được giải quyết cơ bản nếu thiếu vắng một mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại.

Các loại hình phương tiện giao thông khác nhau như xe máy, ô tô con, taxi, xe bus,… tuy góp phần quan trọng đối với hệ thống giao thông đô thị nhưng tồn tại nhiều nhược điểm không thể khắc phục như diện tích chiếm dụng đường lớn, lưu lượng vận chuyển thấp, khó tổ chức giao thông, đặc biệt dễ gây ùn tắc và ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Vì vậy, việc nghiên cứu triển khai xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách nhằm giải quyết cơ bản bài toán giao thông thành phố phức tạp hiện nay và trong tương lai.

Thiết Kế Tuyến Đường Sắt Đô Thị

Thiết Kế Tuyến Đường Sắt Đô Thị

Tóm tắt : Trình bày các vấn đề cơ sở thiết kế, lịch sử hình thành và phát triển đường sắt đô thị, tính toán chuyển động đoàn tàu, dự báo lượng khách vận chuyển yêu cầu, thiết kế bình đồ, trắc dọc và trắc ngang tuyến, chọn tuyến, thoát nước và tính khả thi của đường sắt đô thị.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button