6 sách hay về Mông Cổ và lịch sử, văn hóa và con người

6 cuốn sách hay về Mông Cổ giúp người đọc hiểu được những danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán độc đáo của Mông Cổ, nền văn hóa du mục cổ đại cũng như cuộc sống đô thị đương đại.

Thành Cát Tư Hãn – Du Trí Tiên, Chu Diệu Đình

Thành Cát Tư Hãn – Du Trí Tiên, Chu Diệu Đình

Trong nhiều thế kỷ, cả thế giới coi Thành Cát Tư Hãn là một bi kịch khủng khiếp giáng xuống nhân loại. Cuộc đời của ông là một đại diện ngắn gọn của mười hai thế kỷ, trong đó những người du mục đồng cỏ mở rộng ra bốn phương và tiêu diệt các dân tộc có nền văn minh hùng mạnh. Chưa từng có một kẻ chinh phục nào có thể khủng bố toàn cầu như Thành Cát Tư Hãn, đến mức người châu Âu phải khiếp sợ và tin rằng thế giới đã kết thúc khi họ nghe thấy tên của ông…

Nhưng các sử gia gần đây khi nghiên cứu tỉ mỉ cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn đều nhận thấy rằng tính tàn bạo của ông là do hoàn cảnh sống gay go khốc liệt ở miền đồng cỏ hoang mà ra – một thứ tàn bạo của thiên nhiên… Bên cạnh cái tính tàn bạo đến khủng khiếp, người ta thấy ông có một khía cạnh cao thượng, quý phái không thể phủ nhận được.

Vòng Quanh Thế Giới – Mông Cổ

Vòng Quanh Thế Giới – Mông Cổ

Mỗi đất nước trên thế giới đều có rất nhiều điều thú vị để khám phá. Với chuyến du hành Vòng quanh thế giới, bạn sẽ được ghé thăm rất nhiều quốc gia, địa điểm nổi tiếng, biết thêm nhiều truyền thống văn hóa, lễ hội lí thú của con người khắp mọi nơi.

Nào, còn chần chừ gì nữa, lên đường thôi!

  • Thành Cát Tư Hãn là ai?
  • Cung điện Mùa Đông có gì đặc biệt?
  • Làm sao để nghe sa mạc hát?
  • Chiến binh Mông Cổ được gọi là gì?

Đất nước được mệnh danh vùng đất của bầu trời, người dân sống theo lối du mục, gắn bó với lưng ngựa suốt cuộc đời.

Tớ là Khan! Mời bạn đến thăm đất nước thảo nguyên hùng vĩ của tớ: Mông Cổ!

Mông Cổ Bí Sử

Mông Cổ Bí Sử

Mông Cổ bí sử là tác phẩm văn học viết đầu tiên của người Mông Cổ. Đây cũng là một tác phẩm sử học, ghi chép quá trình hình thành và phát triển của các bộ tộc trên thảo nguyên, từ giai đoạn khởi thủy cho đến năm thứ mười hai đời Nguyên Thái Tông Oa Khoát Đài (1240). Trong đó, nổi bật hơn cả là sự trỗi dậy của Đế quốc Mông Cổ với những cuộc chinh phạt khắp bốn phương do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy.

Đúng như tên gọi, bộ sách này vốn là tài liệu bí mật của Mông Cổ và sau đó là triều đình nhà Nguyên, chỉ gìn giữ trong hoàng cung, không cho truyền ra bên ngoài. Sau khi lật đổ nhà Nguyên và chiếm lấy Đại Đô, nhà Minh tìm thấy bộ Mông Cổ bí sử. Đáng chú ý là toàn văn viết bằng chữ Hán, các văn nhân người Hán nhìn chữ nào cũng biết, nhưng đọc lên thì chẳng hiểu được câu nào!

Tô Tem Sói

Tô Tem Sói

Tiểu thuyết Tôtem sói hoàn toàn không theo một bố cục tiểu thuyết kinh điển. Đây như thể là câu chuyện cố tình làm ra vẻ “biết đâu kể đó” của một nhân vật như thể là nhân vật chính – một thanh niên trí thức Bắc Kinh tên là Trần Trận, cùng các thanh niên trí thức khác đi về đất Nội Mông “lao động thực tế”. Câu chuyện được kể lại qua cái nhìn của Trần Trận, một trong bốn thanh niên trí thức Bắc Kinh, những người bị quy kết là con em của bọn “xã hội đen đi theo con đường chủ nghĩa tư bản”, bọn “độc quyền học thuật phản động” trong những ngày tháng “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc. Do cảnh ngộ, và do ác cảm với bọn “Hồng vệ binh ngu si dốt nát”, nên đầu mùa đông năm 1967 họ đã tạm biệt Bắc Kinh ồn ào, cùng nhau đi tìm cuộc sống yên bình trên thảo nguyên Nội Mông. Ở đây, Trần Trận đã được ông già Pilich nhận làm con nuôi. Và từ ông – một người sinh ra và lớn lên trên thảo nguyên Ơlôn, mang trong mình mọi tri thức sống và văn hóa của thảo nguyên – Trần Trận bắt đầu có tình cảm với sói, yêu sói và tôn thờ sói… Thậm chí Trần Trận còn chui vào hang sói bắt sói con về nuôi để tìm hiểu về cuộc sống của loài sói…

Vị trí của sói đối với thảo nguyên thật quan trọng. Nói như ông già Pilich “Sói chết sạch thì thảo nguyên cũng hết sống. Thảo nguyên mà chết, người và gia súc sống nổi không?”. Tình cảm của người dân thảo nguyên với sói cũng hết sức phức tạp. Họ giết sói nhưng đồng thời họ tôn thờ sói và “học tập từ sói”. Trong con mắt của người dân thảo nguyên, sói không phải là kẻ thù của họ. Sói chính là người bảo vệ thảo nguyên. Thảo nguyên có bốn đại họa: chuột, thỏ, rái cá cạn và dê vàng vì chúng là những động vật tận diệt đồng cỏ. Sói bắt chuột, bắt thỏ, bắt rái cá, đuổi dê vàng. Mùa đông trên thảo nguyên, súc vật chết bị đóng băng, đến mùa xuân khi băng tan, thịt súc vật bắt đầu thối rữa, chính sói lại là người dọn sạch những mầm dịch đó cho thảo nguyên. Chính vì vậy người dân thảo nguyên giết sói nhưng vẫn chung sống cùng sói. Họ học tập từ sói “chiến thuật” vây bắt con mồi, học từ sói tính kiên nhẫn và lòng quả cảm…

Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại

Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại

Ở phương Tây, ta thường nghĩ Hy Lạp và La Mã là hai đế chế giúp dẫn đến sự phát triển của thế giới hiện đại. Mặt khác, đế chế Mông Cổ và Thành Cát Tư Hãn không được các sử gia phương Tây chú ý nhiều. Mỗi khi được nhắc đến, chủ đề này đều bị đặt trong một bối cảnh tiêu cực, với những câu chuyện về sự tàn bạo và hiếu chiến.

Tuy nhiên, câu chuyện về Thành Cát Tư Hãn và đế chế của ông rất thú vị và đáng để kể lại. Từ thời thơ ấu gian khó của Thành Cát Tư Hãn đến quá trình xây dựng đế chế thương mại đầu tiên, cho đến sự kết nối chặt chẽ với các lục địa châu Âu và châu Á, quyển sách Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại sẽ kể lại câu chuyện có thật về vị hoàng đế này.

Lược Sử Thế Giới Bằng Tranh – Đế Chế Mông Cổ

Lược Sử Thế Giới Bằng Tranh – Đế Chế Mông Cổ

Đây là bộ sách lược sử thế giới bằng tranh gồm 11 tập kể về các thời kì lịch sử của thế giới từ xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến, các cuộc chiến tranh thế giới tới thời hiện đại.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button