4 sách hay về phóng xạ, sự nguy hiểm và tác hại của nó

4 cuốn sách hay về phóng xạ giúp bạn đọc hiểu được các vấn đề về phóng xạ từ các góc độ khoa học, y tế, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa..

Phóng Xạ Môi Trường

Phóng Xạ Môi Trường

Dự án Hợp tác Quốc tế Việt Nam-Ba Lan đã ra mắt giáo trình PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG, đây là ấn phẩm cấp nhà xuất bản đầu tiên ở Việt Nam với nội dung đầy đủ về kiến ​​thức và quy trình cơ bản. Hệ thống nghiên cứu môi trường phóng xạ.

Giáo trình gồm 5 chương.

  • Chương 1: Một số kiến thức cơ bản trong nghiên cứu môi trường phóng xạ.
  • Chương 2: Các nguồn bức xạ ion hóa.
  • Chương 3: Xác định mức độ nguy hiểm, các nguồn, các nhân tố, đối tượng và các dạng tác động.
  • Chương 4: Đánh giá mối phụ thuộc “liều (hàm lượng) – hiệu ứng” và tính độ rủi ro.
  • Chương 5: Đánh giá ảnh hưởng môi trường phóng xạ do hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ.

Marie Curie – Nhà Nữ Khoa Học Kiệt Xuất

Marie Curie – Nhà Nữ Khoa Học Kiệt Xuất

Cuốn sách gồm những câu chuyện viết về cuộc đời của nhà nữ khoa học kiệt xuất: Marie Curie. Ngay từ nhỏ, bà đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và lòng say mê khoa học. Năm 24 tuổi, Marie học tại trường Đại học Sorbone danh tiếng ở Paris và là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của trường.

Cũng tại Pháp, Marie Curie đã gặp và kết hôn với nhà vật lý danh tiếng người Pháp – Pierre Curie. Có chung niềm đam mê khoa học, hai vợ chồng làm việc gần như làm việc không ngừng nghỉ. Sau một loạt các nghiên cứu, thí nghiệm, cuối cùng họ đã phát hiện ra hai nguyên tố hóa học mới: polonium và radium. Với những đóng góp to lớn của mình, bà đã được trao giải Nobel Vật lý cùng chồng và Henri Becquerel năm 1903 và giải Nobel Hóa học năm 1911.

Ngày 20 tháng 4 năm 1995, trong một nghi lễ long trọng, thi hài của hai vợ chồng bà được chuyển tới Điện Panthéon – nơi chôn cất những danh nhân của nước Pháp. Không những thế, các nhà khoa học còn đặt tên Curium cho nguyên tố hóa học số 96 trong bảng tuần hoàn để vinh danh hai người. Năm 2011, nhà nữ khoa học đứng đầu trong danh sách 100 phụ nữ thay đổi thế giới do độc giả của BBC History bình chọn.

Marie Curie sinh ngày 7 tháng 11 năm 1867 tại Ba Lan, mất ngày 4 tháng 7 năm 1934 tại Pháp. Bà là nhà nữ khoa học đầu tiên trên thế giới giành giải Nobel, là người phụ nữ duy nhất nhận hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau: vật lý và hóa học. Cuộc đời của bà gắn liền với các nghiên cứu về phóng xạ, chính bà còn đưa ra thuật ngữ phóng xạ. Bà không chỉ là một nhà khoa học lỗi lạc, mà còn là một người có lòng yêu nước nồng nàn và lòng nhân ái cao cả.

Lời Nguyện Cầu Chernobyl (Biên Niên Sử Của Tương Lai)

Lời Nguyện Cầu Chernobyl (Biên Niên Sử Của Tương Lai)

Lời nguyện cầu Chernobyl có thể được coi là một bản dịch mới so với ấn bản Lời nguyện cầu từ Chernobyl cũng do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành năm 2016. Chính tác giả Svetlana Alexievich đã chỉnh sửa, bổ sung đáng kể cho tác phẩm phi hư cấu đặc biệt này: Bà bổ sung một chương tác giả tự phỏng vấn bản thân và phần “Thay cho lời kết” cùng một số câu, đoạn trong các cuộc độc thoại; đồng thời cũng thay đổi hầu hết tên những cuộc độc thoại trong tác phẩm. Lời nguyện cầu Chernobyl ra mắt dựa trên tinh thần trung thành hết mức có thể với nguyên tác và phần cập nhật đầy đủ – là tâm huyết của hai dịch giả Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Bích Lan.

Lựa chọn Svetlana Alexievich là tác giả nhận giải Nobel Văn chương năm 2015, Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định rằng: “Svetlana Alexievich được trao giải vì những trang viết đa dạng về giọng điệu, một biểu tượng mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta.”

Trong số những tác phẩm đáng giá của bà, có thể nhắc tới Lời nguyện cầu Chernobyl như một thí dụ tiêu biểu cho thể loại phi-hư cấu song lại giàu sức lay động không thua kém một sáng tác văn chương có giá trị nào.

Tờ Publishers Weekly coi Lời nguyện cầu Chernobyl là “cuộc chiếu X quang tâm hồn Nga”, trong đó, tác giả đã kiên trì và thầm lặng thực hiện những cuộc phỏng vấn với 500 nhân chứng có liên quan tới thảm họa nhân loại tàn khốc này: lính cứu hỏa, đội cứu hộ, chính trị gia, nhà vật lí, nhà tâm lí và những thường dân. Nhìn từ góc độ chính trị, “có lẽ không phải cuộc cải tổ của Gorbachev, Chernobyl mới chính là nguyên nhân thực sự khiến Liên bang Xô viết sụp đổ” (Political Affairs). Nhìn từ lăng kính xã hội, đây là thành quả gom nhặt hơn 10 năm những nỗi đau “tàn khốc và dữ dội” (New York Times Book Review) khiến cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng.

Có lẽ Alexievich đã quyết tâm truyền đi Lời nguyện cầu Chernobyl không phải ở tư cách một nhà báo hay nhà văn, mà trước hết ở tư cách một người Belarus ghi chép về “sự sống và cái chết của đồng bào mình” (The Nation). Chính vì vậy, không khó hiểu khi bà khơi sâu được “cảm giác lặng đi chẳng nói nên lời, cái ‘khôn tả’, tính anh hùng và niềm đau thương” (The Telegraph).

Hóa Học Phóng Xạ

Hóa Học Phóng Xạ

Nội dung sách gồm:

  • Chương 1. Phóng xạ và đồng vị phóng xạ
  • Chương 2. Tương tác của bức xạ hạt nhân với vật chất
  • Chương 3. Hiệu ứng đồng vị và phản ứng trao đổi đồng vị
  • Chương 4. Điều chế và tách các đồng vị phóng xạ
  • Chương 5. Hóa học nhiên liệu hạt nhân
  • Chương 6. Ứng dụng các đồng vị phóng xạ
  • Tài liệu tham khảo

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button