10 sách hay về Tây Nguyên tuyệt đẹp, rộng lớn và nhiều bí ẩn

10 cuốn sách hay về Tây Nguyên dành cho những ai thích khám phá vùng đất và tìm hiểu về lịch sử Tây Nguyên của Việt Nam.

Huyền Thoại Về Một Vùng Đất – Không Gian Văn Hóa Tây Nguyên Qua Sử Thi Ê-đê

Huyền Thoại Về Một Vùng Đất – Không Gian Văn Hóa Tây Nguyên Qua Sử Thi Ê-đê

Lịch sử tuy có trôi qua nhưng truyền thống văn hóa Tây Nguyên thì không. Không gian văn hóa Tây Nguyên tiếp tục vang vọng tiếng đàn đá, dàn cồng chiêng tiếp tục hòa quyện với âm thanh của núi rừng, rượu cần trong ché cổ tiếp tục ngấm và mê hoặc lòng người. Bản sắc văn hóa của đất và người Tây Nguyên đã và đang là động lực phát triển, là nguồn động lực to lớn lôi kéo những trái tim và khối óc gần xa đến với Tây Nguyên’ ‘Xứ sở diệu kỳ’.

Cuốn sách ‘Huyền thoại về một vùng đất – Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Ê-đê’ của của GS.TS.NGƯT. Nguyễn Văn Kim đưa ra một cái nhìn mới mẻ về văn hóa và con người Tây Nguyên qua cách tiếp cận liên ngành và vùng. Tác giả đã dành nhiều trang trong nghiên cứu này để suy nghĩ về bản chất giàu sức tưởng tượng, bi tráng, hào hùng và hào hoa của Tây Nguyên, được chuyển tải và phản ánh trong sử thi Đam San và các tác phẩm văn học khác.

Nhờ đó, một Tây Nguyên giàu tiềm năng kinh tế văn hóa đang phát triển và dù còn nhiều tồn tại, trở ngại nhưng chắc chắn sẽ tiếp tục có những đóng góp quý báu cho văn hóa Việt Nam, văn hóa châu Á và thế giới.

Đặc Trưng Văn Hóa Vùng Tây Nguyên

Đặc Trưng Văn Hóa Vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) là một vùng đất đặc biệt với đất nước ta.

Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Kinh, các tộc người thiểu số tại chỗ và các tộc người thiểu số di cư đến theo chính sách cũng như di cư tự do. Do có sự đa dạng về tộc người như vậy nên bức tranh văn hóa vùng đất này cũng rất đa dạng và nhiều màu sắc..

Các dân tộc Tây Nguyên

Các dân tộc Tây Nguyên

Những ai đã từng ở Tây Nguyên chừng 30-40 năm trước thôi, nay trở lại chắc hẳn không khỏi ngỡ ngàng bởi thấy từ cảnh vật cho đến con người và cuộc sống đều khác hẳn. Nhiều cái mới đã thay thế hoặc lấn át nếp cũ, khiến không ít người e rằng những yếu tố cổ truyền còn lại có khả năng bị mai một tiếp… Quá trình chuyển biến, phát triển của đời sống ở Tây Nguyên đang tiếp diễn, và đó cũng là một phần đậm nét trong bức tranh toàn cảnh nơi đây.

Đây là cuốn sách ảnh, nhưng tác giả không thiên về ảnh nghệ thuật, mà chú trọng ảnh tư liệu, quan tâm nhiều hơn đến giá trị tư liệu trong ảnh. Bởi đích hướng tới của cuốn sách là cố gắng phản ánh trung thực cuộc sống ở các buôn làng, các cộng đồng tộc người, cả trước kia và hiện đại, trong chừng mực có thể được.

Mục lục:

  • Dân tộc Bana
  • Dân tộc Brâu
  • Dân tộc Churu
  • Dân tộc Cơho
  • Dân tộc Êđê
  • Dân tộc Giarai
  • Dân tộc Gié – Triêng
  • Dân tộc Mạ
  • Dân tộc Mnông
  • Dân tộc Rơmăm
  • Dân tộc Xơđăng

Thú Rừng Tây Nguyên

Thú Rừng Tây Nguyên

Sau mỗi trang sách, Tây Nguyên hiện ra tuyệt đẹp. Như một vườn thú tự nhiên khổng lồ rộn tiếng chim kêu, vượn hú, voi rống, hổ gầm,… thế giới muông thú với vô vàn tập tính, thói quen khác lạ, ngộ nghĩnh dẫn ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

  • Này là “Bầy hươu lông vàng, giống khóm hoa cúc khổng lồ biết di động, mà con hươu sao lại giống như cái nhụy trắng điểm ở giữa”.
  • Này là “Con lợn rừng lùn tịt phải nhờ vào anh bạn đường hươu sao cao kều mới dám nhởn nhơ ra bãi cỏ kiếm ăn”.
  • Này là “Mang không phải là nai con, nhưng cũng có khi ăn lẫn với bầy nai, nhờ chân nai đạp bật cỏ để ăn”…

Đà Lạt Và Những Bí Ẩn Nam Tây Nguyên

Đà Lạt Và Những Bí Ẩn Nam Tây Nguyên

Bằng những chuyến điền dã đầy hứng khởi, sự giúp đỡ nhiệt thành của các nhà khoa học, những nhà quản lý văn hóa, của cộng đồng, những con người tham gia cụ thể ở thực địa cùng với sự nỗ lực tự thân, niềm đam mê không ngưng nghỉ, làm việc nghiêm túc, kết hợp với nguồn tư liệu phong phú quý hiếm từ công việc đã giúp Đoàn Bích Ngọ hình thành nên những bài viết gợi mở, súc tích, mang đến cho người đọc một nguồn cảm hứng thú vị khi tìm hiểu về thành phố Đà Lạt đầy huyền ảo, mộng mơ, thi vị và một vùng đất Nam Tây Nguyên đầy bí ẩn, ma mị nhưng quyến rũ.

Cuốn sách phần nào đã giải tỏa được những khao khát kiếm tìm của người trong cuộc và du khách khi đến với xứ sở ngàn hoa này. Cuốn sách xứng đáng được nằm trong kệ sách gia đình của những người thích khám phá những điều mới lạ của thế giới xung quanh.

Những Anh Hùng Tây Nguyên – Từ Huyền Thoại Đến Hiện Đại

Những Anh Hùng Tây Nguyên – Từ Huyền Thoại Đến Hiện Đại

Tây Nguyên đại ngàn là miền đất nhiều huyền thoại, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng. Nơi đây chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị đặc biệt về kinh tế và in đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang được bảo tồn, phát triển.

Nhắc đến Tây Nguyên, hầu như ai cũng liên tưởng về một khu vực xưa kia còn hoang sơ, với núi cao, rừng già phủ kín, cách biệt với bên ngoài. Nằm giữa biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia, trên sườn núi cao dọc dải Trường Sơn và vùng cao nguyên Trung Bộ, đây là quê hương lâu đời của hơn 20 tộc người với hơn 100 nhóm địa phương thuộc hai dòng ngôn ngữ lớn là Nam Á và Nam Đảo.

Tây Nguyên đã trải qua nhiều biến động lịch sử trong công cuộc chống thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, thú dữ, ròng rã từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Từ nửa cuối thế kỷ XV, khi vua Lê Thánh Tông thân chinh phương Nam, miền đất hoang hóa này mới trở thành một phần của Đại Việt với cái tên tiểu quốc Nam Bàn. Song, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử, mãi cho tới đầu thế kỷ XX, miền cao nguyên được vua Bảo Đại đặt tên “Hoàng Triều Cương Thổ” mới thực sự được quan tâm khai thác, mà tiên phong là thế lực thực dân, tư bản phương Tây. Đây cũng là chiến trường trọng yếu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi xuất phát cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước..

Những Mảng Màu – Văn Hóa Tây Nguyên

Những Mảng Màu – Văn Hóa Tây Nguyên

Tây Nguyên, vùng đất lý tưởng của bất cứ của một người nghiên cứu dân tộc học và văn hóa học nào. Xuất phát từ lòng yêu mến văn hóa của vùng đất này tác giả đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu từ năm 1986 cho đến nay và đã lần lượt giới thiệu đến bạn đọc các ấn phẩm Luật tục Êđê (1996), Luật tục Mnông (1998)…

Tìm hiểu các luật tục các tộc người ở Việt Nam. Và đến cuốn sách này là một ấn phẩm phản ánh tương đối đầy đủ những mảng màu văn hóa đặc sắc của vùng đất đại ngàn.

Cuốn sách được trình bày dạng song ngữ và được chia làm 3 phần: Phần thứ nhất: Phác họa văn hóa Tây Nguyên; Phần thứ hai: Luật tục và quản lý cộng đồng; Phần thứ ba: Sử thi Tây Nguyên.

Nhà Rông Tây Nguyên

Nhà Rông Tây Nguyên

Cuốn Nhà rông Tây Nguyên là bước tiếp nối tất yếu cuốn Nhà mồ Tây Nguyên (tác giả: Nguyễn Văn Kự – Lưu Hùng, NXB Thế giới, 2002) để, như nhiều bà con Tây Nguyên vẫn tâm tình: “Tâm linh người chết đã được đối xử tốt như thế trong nhà mồ, thì tâm linh người sống cũng cần được đối xử như thế và hơn thế nữa trong nhà rông”.

Nói đến Tây Nguyên, hầu như bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến nhà rông. Nhà rông là một trong những di sản văn hóa rất tiêu biểu và đặc thù ở một số dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, đặc biệt ở Bắc Tây Nguyên và miền núi 2 tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế. Giáo sư Hà Văn Tấn viết: “Người ta nhận thấy nhà rông có nhiều chức năng giống với đình, như trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách, câu lạc bộ”. Có thể còn hơn thế nữa, nhà rông còn là nơi chuyển giao kinh nghiệm sống lâu đời từ thế hệ này sang thế hệ khác, và là trung tâm cố kết bền chặt cộng đồng làng..

Khai Thác Giá Trị Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Của Sử Thi Ê Đê – Ứng Dụng Vào Giáo Dục Và Đào Tạo Ở Tây Nguyên

Khai Thác Giá Trị Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Của Sử Thi Ê Đê – Ứng Dụng Vào Giáo Dục Và Đào Tạo Ở Tây Nguyên

Trình bày một số vấn đề chung, những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ sử thi Êđê qua một số biện pháp tu từ tiêu biểu, đặc điểm văn hóa Êđê qua phong tục tập quán trong sử thi, ứng dụng giá trị ngôn ngữ và văn hóa của sử thi Êđê vào giáo dục và đào tạo Tây Nguyên.

Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên

Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên

Cuốn sách này ngoài mục đích giới thiệu, còn có sự tìm hiểu sâu về các nghề thủ công truyền thống, các làng nghề (nếu có), mà thông qua đó có thể hiểu thêm về nền văn minh nương rẫy đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên, vai trò của các nghề thủ công truyền thống trong cộng đồng mỗi tộc người, đồng thời nhấn mạnh đến thực trạng của các nghề này trong một xã hội đang phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Ngõ hầu tìm ra những biện pháp bảo lưu phần nào những nghề truyền thống quý báu một thời đó.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button