9 sách đoạt giải Nobel kinh tế hay có tính ứng dụng cao trong xã hội ngày nay

9 cuốn sách đoạt giải Nobel kinh tế này được ghi nhận vì những thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ công chúng trong lĩnh vực kinh tế học.

Toàn Cầu Hóa Và Những Mặt Trái

Toàn Cầu Hóa Và Những Mặt Trái

Toàn cầu hóa đã giúp hàng trăm triệu người có cuộc sống tốt hơn. Toàn cầu hóa đã giúp các quốc gia thu được lợi nhuận từ nó. Vì vậy, tại sao toàn cầu hóa đang được đặt câu hỏi ở khắp mọi nơi ngày nay?…

Với cuốn sách này, nhà kinh tế lỗi lạc thế giới Joseph E. Stiglitz, người đã nhận giải Nobel kinh tế năm 2001, sẽ giúp chúng ta nhìn thế giới và toàn cầu hóa một cách khoa học và vô tư trong bối cảnh của các quốc gia nghèo. Chất lượng khoa học và khách quan của cuốn sách này phân biệt nó với các ấn phẩm trước đây về vấn đề toàn cầu hóa và các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Chiến Lược Xung Đột

Chiến Lược Xung Đột

Cuốn sách là sự tổng kết quá trình nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm của Schelling. Bằng những đóng góp khoa học của mình, ông đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết xung đột và nỗ lực để tránh chiến tranh.

Nội dung cuốn sách không chỉ quan tâm tới xung đột, ông còn nghiên cứu các quá trình thiết lập môi trường cho sư tin cậy và cam kết chiến lược, nhờ đó sự hợp tác trong dài hạn có thể được duy trì.

Trong quá trình hợp tác này, các bên sẽ nhận thấy về lâu về dài họ cùng có thể được lợi nếu như ban đầu họ chịu hi sinh một phần quyền lợi của mình… Những phân tích của ông đã giúp giải thích một phần rộng lớn những hiện tượng thường gặp, từ chiến lược cạnh tranh của công ty cho tới việc ủy thác quyền quyết định về chính trị hay ngoại giao…

Cái Giá Của Sự Bất Bình Đẳng

Cái Giá Của Sự Bất Bình Đẳng

Không chỉ tại Mĩ mà khắp nơi trên thế giới, con người càng lúc càng lo ngại trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng còn cơ hội ngày càng hạn chế, và những thay đổi mà hai xu hướng ‘sinh đôi’ này tạo ra đối với nền kinh tế, chính trị, dân chủ và xã hội của chúng

Trong “Cái giá của sự bất bình đẳng” tác giả Joseph E. Stiglitz đã chỉ ra thực tế bất bình đẳng đang diễn ra ở Hoa Kỳ và các nước phát triển. Stiglitz không chỉ giải thích cách thức và lí do vì sao tình trạng bất bình đẳng ở Mĩ lại gây bất lợi cho nền kinh tế mà còn phơi bày những hệ lụy của nó đối với nền dân chủ và hệ thống công lí của quốc gia, đồng thời phân tích các chính sách tiền tệ, chính sách ngân sách và quá trình toàn cầu hóa đã góp phần làm gia tăng bất bình đẳng như thế nào.

Tất Cả Chúng Ta Đều Hành Xử Cảm Tính

Tất Cả Chúng Ta Đều Hành Xử Cảm Tính

“Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính kể cho chúng ta câu chuyện đằng sau những kiến thức quan trọng nhất trong kinh tế học hiện đại. Nếu bị kẹt trong thang máy với một học giả đương thời, nhất định tôi sẽ chọn ở chung với Richard Thaler.” -Malcolm Gladwell

Các nhà kinh tế học truyền thống giả định rằng con người hành xử duy lý. Nhưng trong nghiên cứu của mình, Richard Thaler đã chỉ ra rằng những “cỗ máy người” duy lý lạnh lùng như nhân vật Spock trong loạt phim Star Trek cũng không khác gì con người cảm tính chúng ta. Tất cả chúng ta đều thiên vị, hành xử cảm tính và ra những quyết định đi ngược tiêu chuẩn duy lý mà các nhà kinh tế giả định. Con người hành xử vô lý. Nhưng quan trọng hơn, những hành xử vô lý ấy của chúng ta tạo ra những hệ quả vô cùng to lớn.

Ban đầu bị các nhà kinh tế khinh thường, nhưng ngày nay, kinh tế học hành vi, ngành kinh tế nghiên cứu những tính toán sai lầm của con người và tác động của những tính toán ấy đối với thị trường đã trở thành một môn khoa học quan trọng giúp chúng ta ra quyết định đúng đắn hơn trong đời sống hằng ngày cũng như các quyết sách trong xã hội.

Đường Về Nô Lệ

Đường Về Nô Lệ

Sau các cuốn Hayek, Cuộc đời và Sự nghiệp (Alan Ebenstein, NXB Tri thức, 2007) và Chủ nghĩa tự do của Hayek (Gilles Dostaler, NXB Tri thức, 2008), là các tác phẩm của các học giả nổi tiếng giới thiệu diễn trình tư tưởng kinh tế của Hayek (1899 – 1992), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một trong các công trình nghiên cứu quan trọng nhất của Hayek, công bố từ năm 1944, mang tựa đề Đường về nô lệ (The Road to Serfdom).

Từ lần xuất bản đầu tiên cho tới nay, cuốn Đường về nô lệ luôn luôn được coi là tuyên ngôn chính trị của trường phái tân tự do, mà Hayek là chủ soái, làm hồi sinh và phát triển học thuyết kinh tế tự do (laiser-faire) của Adam Smith (1723 – 1790) đối lập với trường phái tân cổ điển do J. M. Keynes (1883 – 1946) chủ trương sự can thiệp mạnh của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Cuốn sách này đã được coi là cẩm nang của nhiều nền kinh tế: Anh và Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước dưới thời của Thatcher và Reagan; Nga và các nước Đông Âu với nền kinh tế chuyển đổi thời kỳ sau 1990, và Trung Quốc từ khi mở cửa 1978… Cuốn sách phản ánh đầy đủ tư duy kinh tế – xã hội phong phú và sâu sắc của tác giả, nhưng nhất quán trong thông điệp ngắn gọn: Bất cứ thể chế toàn trị nào (dù là Liên Xô cũ hay Đức Quốc xã…) quốc hữu hóa tư liệu sản xuất xã hội và kế hoạch hóa tập trung sớm muộn đều dẫn đến sự nghèo khổ và bất bình đẳng mà Hayek gọi là Nô lệ.

Thế nhưng “thời hoàng kim” của chủ nghĩa tân tự do hình như đã đến hồi choạng vạng khi các cuộc khủng hoảng tài chính lần lượt diễn ra trong hai thập kỷ vừa qua; mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra hiện nay, khởi đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính do đầu cơ bất động sản quá đáng ở Hoa Kỳ. Lại một lần nữa vị thế tư tưởng kinh tế của hai trường phái tân tự do và tân cổ điển có thể đảo ngược: giờ đây người ta lại chú ý nhiều hơn đến những lời cảnh báo của Keynes về sự thống trị của các quyền lực tài chính đối với chủ nghĩa tư bản, những quyền lực sùng bái tuyệt đối đồng tiền và khả năng sinh lời tài chính; như thể nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã trở thành “một thứ phẩm của các hoạt động trong sòng bạc”. Tuy vậy, việc nghiên cứu những tác gia kinh điển như Hayek vẫn luôn luôn là cần thiết và thú vị.

Chúng tôi xin trân trọng lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Đối với các bạn đọc khác, chúng tôi nghĩ là nên đọc trước Lời giới thiệu tác phẩm của Đinh Tuấn Minh và Lời bạt của Lữ Phương để dễ dàng nắm bắt ý tưởng của tác giả hơn với tinh thần phê phán cần thiết.

Lời nhà xuất bản

Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại – Angus Deaton

Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại – Angus Deaton

Thế giới đang ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Con người giàu có hơn và sống lâu hơn. Nhưng quá trình phát triển và cuộc đào thoát khỏi cảnh cơ cực đã sinh ra bất bình đẳng giữa con người, giữa các quốc gia.

Trong Cuộc đào thoát vĩ đại, Angus Deaton – một trong những chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về phát triển kinh tế và đói nghèo – kể một câu chuyện bắt đầu từ 250 năm trước, khi một phần thế giới thực hiện bước nhảy vọt, tạo ra khoảng cách với phần còn lại. Deaton xoáy sâu vào những mẫu hình quốc gia thịnh vượng cả trong quá khứ lẫn hiện tại, nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp đỡ những nước bị bỏ lại phía sau.

Deaton chỉ ra rằng những phát kiến của nhân loại như thuốc kháng sinh, phòng trừ sâu bệnh, tiêm chủng và nước sạch chỉ tiếp cận được một phần nhân loại có điều kiện tiếp cận chúng; trong khi nghèo đói là bạn đồng hành của các đại dịch như HIV/AIDS.

Ông nghiên cứu Hoa Kỳ, quốc gia đã phát triển thịnh vượng, nhưng đang tăng trưởng chậm lại và gia tăng bất bình đẳng. Ông cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc và Ấn Độ đã cải thiện cuộc sống của hơn một tỉ người. Nhưng theo Deaton, viện trợ quốc tế là hình thức không hiệu quả, thậm chí có hại. Ông cho rằng tác động như ưu đãi các công ty dược và nâng hạn chế thương mại sẽ giúp các nước nghèo thực hiện “cuộc đào thoát vĩ đại” của riêng mình..

Ai Được Gì Và Tại Sao

Ai Được Gì Và Tại Sao

Ai Được Gì Và Tại Sao là cuốn sách về công trình đoạt giải Nobel Kinh tế của tác giả Alvin Roth.

Dưới đây là lời giới thiệu do Giáo sư Alvin Roth viết riêng cho độc giả Việt Nam nhân dịp cuốn sách về công trình đoạt giải Nobel của ông được xuất bản ở Việt Nam. Cuốn sách Ai Được Gì Và Tại Sao (Who gets what and why), Đặng Xuân Tùng dịch.

Lời nói đầu cho bản tiếng việt:

Việc dịch một cuốn sách về thị trường từ tiếng Anh sang tiếng Việt là một cơ hội để ghi nhớ rằng thị trường, giống như ngôn ngữ, là tạo tác cổ xưa của con người. Cả thị trường lẫn ngôn ngữ đều là những công cụ do loài người cùng nhau tạo ra để giúp chúng ta phối hợp với nhau, và do vậy chúng ta không ngừng cập nhật chúng để đáp ứng được những yêu cầu hiện đại.

Giống như việc có các ngôn ngữ khác, cũng có những kiểu thị trường khác nhau, và có những cách khác nhau để tổ chức chúng. Thị trường hàng hóa là thị trường mà trong đó giá cả quyết định việc ai sẽ được cái gì, và các thành phần tham gia thị trường có thể giao dịch với nhau mà không cần phải xưng danh. Nhưng nhiều thị trường liên quan đến các mối quan hệ, và trong những thị trường này bạn quan tâm đến việc mình sẽ giao dịch với ai, và ai sẽ được cái gì không được quyết định chỉ bởi giá cả.

Cú Hích

Cú Hích

Sách của tác giả đoạt Nobel Kinh Tế 2017.

Về Tác Phẩm:

Ông Thaler cũng đặt ra thuật ngữ “cú hích” (nudge), ý chỉ các tác động cần thiết để giúp con người vượt qua định kiến, loại bỏ thói quen làm theo người khác để tránh phạm lầm ngớ ngẩn khi phải đưa ra quyết định.

“Mỗi ngày, chúng ta thực hiện đủ loại quyết định, nhưng đáng tiếc là chúng ta thường có những lựa chọn tồi tệ (…). Lý do là vì con người dễ bị tác động bởi nhiều định kiến khác nhau, mà lắm lúc chúng làm ta trở nên thật ngớ ngẩn (…). Người ta cần những cú hích trước những quyết định khó khăn và hiếm khi xảy ra, mà hiện thời họ không có đủ thông tin” – lời giới thiệu của quyển sách viết.

Thaler và Sunstein mời chúng ta bước vào thế giới của những lựa chọn, một thế giới xem nhân tính là một vật phẩm được ban tặng.

Các tác giả cho thấy bằng cách tìm hiểu suy nghĩ của người khác, chúng ta có thể thiết kế các môi trường lựa chọn giúp họ dễ dàng tìm được những gì tốt nhất cho mình. Sử dụng nhiều ví dụ sống động từ những mặt quan trọng nhất trong đời sống, Thaler và Sunstein cho chúng ta thấy làm thế nào một” kiến trúc lựa chọn” tinh tường có thể hích con người theo những hướng có lợi mà không hạn chế quyền tự do lựa chọn của chúng ta.

Đây là một trong những cuốn sách hấp dẫn và kích thích tư duy sáng tạo nhất trong những năm gần đây.

“Cú hích” rất có giá trị và tạo nên sự khác biệt sâu sắc. Một cuốn sách mà theo Steven Levitt – đồng tác giả cuốn Kinh tế học kỳ quái – Freakonomics “là tác phẩm đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới quan của tôi”.

‘Bạn đã từng đọc một cuốn sách nhiều ý tưởng cảm hứng, thú vị và thực tế chưa? Đây chính là một cuốn sách như vậy! Bên trong quyển sách này là viên ngọc sáng nhất của kinh tế học hành vi. Đây là cuốn sách phải đọc đối với bất kỳ những ai muốn tạo nên sự khác biệt và làm cho những sự việc xung quang chúng ta vận hành hiệu quả hơn. Chắc chắn nó sẽ nâng tầm các quyết định của bạn thông minh hơn và làm cho cuộc sống chính bạn sáng tạo, tốt đẹp hơn.’

Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nếu tìm kiếm trên Google những cuốn sách tài chính kinh điển mà mọi nhà đầu tư nên đọc, bạn sẽ thấy cái tên Lạc Quan Tếu (Irrational Exuberance) của giáo sư kinh tế học Robert Shiller xuất hiện ở nhiều danh sách uy tín khác nhau.

Và khi Robert Shiller cảnh báo bong bóng đang nổi lên khắp nơi trên thị trường, mọi người đều phải thận trọng lắng nghe.

Nếu như tương lai của bạn phụ thuộc vào tài khoản hưu trí, nhà ở, chứng khoán hoặc bất cứ khoản đầu tư nào khác, cuốn sách Lạc Quan Tếu của Robert Shiller là tài liệu bạn bắt buộc phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng.

NỘI DUNG CHÍNH

Lạc Quan Tếu đã trải qua ba đợt cập nhật. Trong hai lần sửa đổi và bổ sung đầu tiên, Giáo sư Robert Shiller đã liên tục cảnh báo về bong bóng công nghệ (ấn bản năm 2000), sau đó là dấu hiệu của sự bùng nổ giá nhà ở (ấn bản năm 2005). Trong hai trường hợp, ông đều đúng.

Nhưng thật sự những bong bóng này chẳng có gì mới, ít nhất là về bản chất. Đó là sự lặp lại của những hiện tượng xưa cũ, một câu chuyện của thời đại mới được đưa lên cao bởi những lời truyền miệng đầy mê hoặc, một cảm giác rất rõ rệt về cơn cuồng khát của đám đông về một loại hình đầu tư nào đó.

Nói cách khác, đó là một sự “lạc quan tếu”. Nếu như hai phiên bản trước đó bao quát thị trường chứng khoán và nhà ở. Phiên bản thứ ba này đã mở rộng phạm vi để bao gồm cả thị trường trái phiếu, và giải quyết tất cả các thị trường đầu tư lớn. Sách cũng bao gồm dữ liệu được cập nhật xuyên suốt và bài giảng đạt Giải thưởng Nobel 2013 của Giáo sư Shiller trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra bong bóng tài sản.

Cụ thể cuốn sách sẽ chỉ ra:

  • Những yếu tố cấu trúc dẫn dắt bong bóng thị trường
  • Những yếu tố văn hóa vốn củng cố thêm cấu trúc của một bong bóng đầu cơ
  • Những yếu tố tâm lý đằng sau các hành vi thị trường
  • Những lý giải các bong bóng thị trường
  • Cân nhắc hậu quả của bong bóng đầu cơ đến nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, và chính phủ.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button