3 sách hay về Bát chánh đạo có thể thay đổi cách nhìn của người đọc

3 cuốn sách hay về Bát chánh đạo có những hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu về chủ đề này.

Bát Chánh Đạo – Lối sống mang lại hạnh phúc

Bát Chánh Đạo – Lối sống mang lại hạnh phúc

Hạnh phúc là mục tiêu tồn tại của con người; tất cả mọi người, nam hay nữ, già hay trẻ, đang phấn đấu cho hạnh phúc. Em bé vừa ngủ dậy đã vơ lấy đồ chơi, cậu học trò vừa tan học háo hức kiểm tra điện thoại xem có nhận được tin nhắn của bạn trai hay không, bà mẹ ở quê suốt ngày ủ rũ, một ông già chống gậy trở về chùa lễ Phật… Tất cả đều là biểu hiện của việc đi tìm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc ở đâu, và làm thế nào để có nó là một điều bí ẩn; hạnh phúc đến rồi đi như một trò chơi ảo, cố níu lấy mà vuột mất!

Phật giáo là một tôn giáo, nhưng không đề cao quyền oai của bất cứ đấng siêu nhân nào ngay cả chính đức Phật, ngược lại rất xem trọng sự nỗ lực tu tập của cá nhân. Trong sự nghiệp cứu độ chúng sinh, Ngài xác nhận mình chỉ là vị Đạo sư, chỉ cho mọi người thấy rõ, đường này đến khổ đau, đường kia về nơi giải thoát, quyết định và chọn lựa đi đường nào là trách nhiệm của mỗi chúng sinh.

Đức Phật xác định ngoài khổ đau con người còn có cuộc sống an lạc giải thoát (hạnh phúc), nếu như con người từ bỏ lòng tham lam sân hận và si mê, sống theo Bát chánh đạo mà đức Phật đã chỉ dạy.

Bát chánh đạo không phải là lời triết lý cao siêu mà rất giản dị và thực tế, chỉ ra những quan điểm sống sai lầm, nó là nguyên nhân tạo thành những đau khổ, chỉ cần điều chỉnh sửa sai quan điểm sống, chắc chắn chúng ta sẽ có an vui hạnh phúc trong cuộc sống này.

Bát Chánh Đạo – Con Đường Dẫn Đến Sự Chấm Dứt Khổ Đau

Bát Chánh Đạo – Con Đường Dẫn Đến Sự Chấm Dứt Khổ Đau

Cuốn sách này là một báu vật, dung lượng khiêm tốn nhưng chứa đựng hầu hết những lời giải thích thực tiễn và dễ hiểu về giáo lý Bát chánh đạo được đức Phật thuyết giảng trong Kinh tạng Pali, hiện nay có bản dịch bằng tiếng Anh. Không có thành kiến dễ đọc và rất quan trọng, đưa ra nhiều lời gợi ý sâu sắc và nhẹ nhàng cho người mới bắt đầu nhập Đạo cũng như người có kinh nghiệm về con đường chân chính đó.

Cuốn sách này đến với tất cả mọi người tâm đắc với đức Phật, đây là chủ đề mang tính học thuật cũng như đối với người đang tìm kiếm sự giải thoát chân thật. Bất kỳ ai nhận ra con đường này của bậc trí, đọc sách này có thể nâng cao trí tuệ..

Con đường chuyển hóa ứng dụng Bát Chánh Đạo trong cuộc sống

Con đường chuyển hóa ứng dụng Bát Chánh Đạo trong cuộc sống

Bát Chánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo Phật, là giải pháp tâm linh quan trọng được Đức Phật Thích Ca khám phá và truyền bá. Bất kỳ lĩnh vực nào, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… ở cấp độ quốc tế, quốc gia, cộng đồng, gia đình và cá nhân, đều có thể áp dụng Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo hay Tám Chánh Đạo được chia làm ba trụ cột. Trụ cột trí tuệ gồm có: chánh tri kiến và chánh tư duy. Trụ cột đạo đức gồm có: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh tin tấn. Trụ cột thiền định gồm có: chánh niệm và chánh định.

  • Chánh tri kiến là tầm nhìn chân chính, nhận thức chân chính về thế giới, nhân sinh, xã hội, qui luật nhân quả.
  • Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, suy nghĩ phù hợp với qui luật nhân quả, tư duy phù hợp đạo đức; tư duy tích cực, hướng thượng, có giá trị và mang lại lợi ích cho mình và mọi người.
  • Chánh ngữ bao gồm lời nói chân thật, chân chánh; lời nói hòa hợp, hòa giải; nói lời lịch sự, dễ nghe; lời nói hữu ích và có giá trị.
  • Chánh nghiệp là hành động chân chánh, hành động đạo đức bao gồm không giết người, bảo vệ hòa bình; không trộm cắp, tôn trọng sở hữu; không ngoại tình, chung thủy vợ chồng.
  • Chánh mạng là lập nghiệp chân chánh, nghề nghiệp chân chính; không dùng thủ đoạn, kế tà trong lập nghiệp và mưu sinh.
  • Chánh tinh tấn là siêng năng chân chánh, nỗ lực dẹp bỏ những điều xấu ác và trau dồi thiện pháp.
  • Chánh niệm là làm chủ tâm niệm, ức niệm chân chánh, ghi nhận chính xác mọi thứ đang diễn ra, từ tâm ý đến thân thể và hành vi. Chính niệm đơn giản nhất là sự làm chủ tâm, làm chủ cảm xúc, làm chủ thái độ và hành động.
  • Chánh định là an trụ tâm chân chánh, tập trung tâm ý. Đó là sự huấn luyện tâm thức, trên nền tảng ba yếu tố thiện không tham, không sân, không si.

Trong ba trụ cột của tám chánh đạo, trụ cột quan trọng nhất là trí tuệ. Ai đạt chánh tri kiến thì đồng thời có chánh tư duy. Có chánh tri kiến và chánh tư duy thì có đạo đức và thiền định, để trải nghiệm hạnh phúc trọn vẹn trong đời.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button