6 sách hay về biên tập nâng cao khả năng viết, sáng tác của bạn

6 cuốn sách hay về biên tập sẽ cung cấp cho người đọc kiến ​​thức về kỹ thuật biên tập được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế.

Biên Tập Ngôn Ngữ Sách Và Báo Chí

Biên Tập Ngôn Ngữ Sách Và Báo Chí

Biên Tập Ngôn Ngữ Sách Và Báo Chí là cuốn sách được biên soạn theo chương trình khung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dành cho sinh viên Khoa Báo chí và Xuất bản.

Cuốn sách cung cấp một nền tảng lý thuyết và thực tiễn toàn diện về các mối quan tâm của biên tập viên, các tiêu chuẩn trong công việc biên tập và đi sâu vào nghề, trang bị cho độc giả những kiến ​​thức và chuyên môn cần thiết. để biên tập viên, phóng viên, nhà văn… thực hiện các phân tích, nhận xét, đánh giá, chỉnh lý bản thảo một cách khoa học, logic và nghệ thuật… nhằm nâng cao chất lượng tài liệu.

Biên Tập Báo Chí

Biên Tập Báo Chí

Cuốn sách Biên Tập Báo Chí được viết để phục vụ đối tượng chính là sinh viên báo chí, những người đã trở thành phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản trong tương lai.

Nội dung cuốn sách sẽ trả lới cho bạn đọc các câu hỏi như:

Những ai biên tập báo chí?; Vị trí và đặc điểm của công tác biên tập là gì?; Những loại lỗi phổ biến trên báo và các lỗi hi hữu, xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt; Những nguyên tắc khi biên tập; Người biên tập cần những tố chất gì để hoàn thành tốt công việc trong các tòa soạn đa phương tiện? Những loại kiến thức biên tập viên phải có để phục vụ cho công việc; Những điều cần chú ý khi biên tập các chuyên đề Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Pháp luật, Thể thao…

Đồng thời, cuốn sách cũng nói rõ quy trình xuất bản ở các tòa soạn, hay nói cách khác là con đường đi của một bài viết, từ bản thảo của phóng viên tới tờ báo trên tay bạn đọc (hoặc các trang điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình).

Con Mắt Biên Tập

Con Mắt Biên Tập

Có thể xem đây là một cẩm nang nghiệp vụ đúng nghĩa với những chỉ dẫn chi tiết dành cho cả người viết lẫn người làm báo, không chỉ bổ ích cho phóng viên mới vào nghề tránh được những vấp ngã mà còn giúp những ai muốn đi xa hơn trong nghề viết hệ thống lại kỹ năng cơ bản.

Nội dung cuốn sách này còn bổ sung cho những khiếm khuyết trong giáo trình báo chí ở các trường đại học hiện nay, nơi mà những nhà báo tương lai được truyền đạt kiến thức đại cương và lý thuyết nhiều hơn các kỹ năng nghiệp vụ của báo chí thế giới đang phát triển không ngừng. Không quá đáng khi nói rằng, “Con mắt biên tập” là một đóng góp đáng kể trong việc hoàn chỉnh phong cách viết báo hiện đại mà chúng ta đang hướng đến.

Lý Luận Nghiệp Vụ Xuất Bản

Lý Luận Nghiệp Vụ Xuất Bản

Nội dung cuốn sách gồm 10 chương, cụ thể:

  • Chương 1: Lý luận cơ bản về xuất bản, xuất bản học, xuất bản phẩm
  • Chương 2: Biên tập và biên tập học
  • Chương 3: Nghiệp vụ biên tập sách
  • Chương 4: Thiết kế tổng thể cuốn sách
  • Chương 5: Sửa bài (Sửa morasse)
  • Chương 6: In ấn
  • Chương 7: Giá thành và giá bán xuất bản phẩm
  • Chương 8: Phát hành sách
  • Chương 9: Xuất bản ấn phẩm nghe nhìn
  • Chương 10: Xuất bản điện tử

Cuốn sách dẫn dắt bạn đọc tìm hiểu các hoạt động xuất bản: từ lý luận đến thực tiễn, từ xuất bản phẩm truyền thống đến xuất bản phẩm điện tử; từ công tác xây dựng đề tài, quan hệ với cộng tác viên, các nghiệp vụ biên tập, sửa bài, thiết kế, in ấn, định giá cho đến lưu trữ và phát hành.

Khám Phá Nghề Biên Tập

Khám Phá Nghề Biên Tập

Có thể gọi nghề biên tập là “một nghề bí ẩn”. Ở Việt Nam không ai dạy nghề này một cách chuyên nghiệp. Dạy viết báo có trường có lớp, dạy biên tập thì không; hoặc nếu có cũng chỉ qua loa, sơ sài.

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã thu thập một số tư liệu ngoài nước, trong nước, nhớ lại những gì được học với đồng nghiệp trong và ngoài nước cùng kinh nghiệm riêng để biên soạn cuốn sách này, trong đó áp dụng nguyên lý bổ sung chứ không phải loại trừ, thu nạp những cái mới, cái khác nhưng hay và hợp với nghề báo Việt Nam.

Cuốn sách bao gồm các nội dung chính: Tổng quát về nghề biên tập: nghề này quan trọng như thế nào; để hành nghề tố chất phải ra sao; biên tập viên có thể đóng góp gì cho một tờ báo; tìm hiểu tổng quát về tòa soạn, quy trình di chuyển bài vở cùng công việc của biên tập viên; Làm thế nào để cho thông tin trong bài báo thêm chính xác, dễ hiểu.

Biên tập viên, Phóng viên hạng III

Biên tập viên, Phóng viên hạng III

Thực hiện Quyết định số 1371/QĐ-BTTTT ngày 17/8/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình bồi dưỡng chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên; Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông đã tổ chức biên soạn, bổ sung dựa trên nội dung của bộ tài liệu “Bồi dưỡng chức danh Biên tập viên, Phóng viên“ xuất bản năm 2011 và phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tái bản bộ sách “Biên tập viên, Phóng viên hạng III – Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp”.

Bộ sách đã được các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ và các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực báo chí, xuất bản; có kinh nghiệm chuyên môn thực tế tại các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, các tòa soạn báo, nhà xuất bản, đài phát thanh – truyền hình… tham gia biên soạn và bổ sung.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button