3 sách hay về câu cá cho người mới bắt đầu hay nâng cao

3 cuốn sách hay về câu cá cung cấp những mô tả tuyệt vời về kỹ thuật câu cá, thiết bị câu phù hợp, kỹ thuật câu..

Nghệ Thuật Câu Cá

Nghệ Thuật Câu Cá

Đánh bắt cá, dù là cá đồng hay cá sông, là nguồn thu nhập chính của những người kiếm sống bằng nghề này. Mục tiêu cơ bản của việc câu cá đối với những người câu cá nghiệp dư là để giảm bớt sự nhàm chán, và việc bạn câu được nhiều cá hay không không quan trọng.

Câu cá cũng là một môn thể thao phức tạp không hề đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Loài cá tuy nhút nhát nhưng lại khá thông minh nên muốn bắt được người câu thì phải vận dụng trí tuệ của mình. Nhiều người liên kết điều này với kỹ năng câu cá.

Cuốn sách Nghệ thuật câu cá sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm để có được chiến lợi phẩm trong thú vui tao nhã này.

Săn Cá Thần

Săn Cá Thần

Kịch tính, hoang đường, phiêu lưu và đượm chất kinh dị, Săn cá thần là kiểu tiểu thuyết mà khi cầm lên người ta phải đọc cho kỳ hết. Cuộc đi săn trưng ra một hiện thực cuộc sống trần trụi của tiền và tham vọng, của những con người hiện đại đầy tự tin, không sợ bất cứ điều gì, và muốn chiếm hữu những thứ “đỉnh” nhất. Đám người ấy cuối cùng cũng đã giáp mặt cá thần, nhưng chỉ để nhận về một nỗi khinh bỉ khôn cùng.

Ngõ hầu mỗi chúng ta, trong cuộc sống, chẳng phải đều đang đi săn một con cá thần nào đó của riêng ta, biến cuộc sống của ta thành một cuộc đuổi bắt ham hố nhọc nhằn, mà kết quả chỉ là nỗi nhục nhã bẽ bàng không thể gỡ gạc?

Nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi, chỉ tình yêu và vẻ đẹp vĩnh hằng của tự nhiên là ở lại.

Ông Già Và Biển Cả

Ông Già Và Biển Cả

Ông Già Và Biển Cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Tác phẩm là truyện ngắn dạng viễn tưởng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, đoạt giải Pulitzer năm 1953.

Nhân vật trung tâm của các phẩm là một ông già đánh cá người Cu-ba, người đã chiến đấu trong ba ngày đêm với con cá kiếm khổng lồ trên vùng biển Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy và lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh chúng. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng con cá kiếm của ông chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ. Ông lão trở về khi đã khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, ông nằm vật xuống và chìm vào giấc ngủ, mơ về những con sư tử.

Anders Österling, Thư ký thường trực Viện hàn lâm Thụy Điển đã đánh giá về tác phẩm: “Trong khuôn khổ một câu chuyện giải trí mở ra bức tranh xúc động về số phận con người; câu chuyện là lời ngợi ca tinh thần tranh đấu của con người, không quy phục cho dù không đạt được thắng lợi vật chất, là lời ngợi ca chiến thắng tinh thần ngay cả khi bại trận. Vở kịch diễn ra ngay trước mắt chúng ta, từng giờ từng giờ một, các chi tiết gay cấn ngày một dồn dập và ngày càng chất nặng ý nghĩa. “Nhưng con người sinh ra không phải là để thất bại” – cuốn sách nói – “Con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị đánh bại”. Nguyên lý “tảng băng trôi” – một phần nổi, bảy phần chìm – được tác giả sử dụng triệt để trong tác phẩm, tạo nên một mạch ngầm văn bản với các lớp nghĩa chưa được phô bày. Tác phẩm là bản anh hùng ca ca ngợi sức lao động và khát vọng của con người.

Văn phong của Hemingway giản dị, trong sáng, ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về tự nhiên và con người. chất liệu sống ngồn ngộn, độc thoại nội tâm, tình huống biến hóa, căng thẳng, đa nghĩa và đa thanh.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button