12 sách hay về ngành dược giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lĩnh vực này

12 cuốn sách hay về ngành dược cung cấp cho người đọc những kiến ​​thức, kỹ năng, kỹ thuật cơ bản trong ngành dược.

Đông Nam Dược Nghiệm Phương

Đông Nam Dược Nghiệm Phương

Ông cha ta đã tiếp thu nhiều cách dưỡng sinh, phòng bệnh qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, phòng bệnh chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe, cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các nước với nhiều nước. nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Có nhiều danh y lỗi lạc trong quá trình lập nền y học cổ truyền như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh… có nhiều công lao làm rạng danh nền y học nước nhà.

Nội dung sách gồm các phần:

  • Chương 1: Phương pháp bào chế – sử dụng đông dược
  • Chương 2: Tổng luận lại biện chứng luận trị
  • Chương 3: Bệnh phụ nữ
  • Chương 4: Bệnh hệ thống sinh dục – tiết niệu.

Dược Học Tham Luận

Dược Học Tham Luận

“Hỏi: Thuốc là côn trùng đất đá,rễ,cỏ,da cây,v..v cùng người khác loại mà có thể trị được bệnh cho con người là tại sao?

Đáp: Trời đất chỉ là hai khí âm dương lưu hành mà thành năm vận, đối chọi với nhau mà thành sáu khí. Con người sinh ra gốc ở trời mà gần với đất, tức là bẫm năm vận sáu khí của trời đất để sinh năm tạng sáu phủ. Vật tuy cùng người khác loại, nhưng đều gốc từ một khí của trời đất mà sinh. Mỗi vật riêng được một khí thiên lệch, còn người thì được trọn vẹn khí của trời đất vậy. Một khi khí trong thân người chênh lệch thì sinh ra bệnh tật, thì lại mượn món thuốc thiên lệch một khí để điều chỉnh sự nghiêng lệch trong thân ta cho trở về với quân bình thì hết bệnh vậy. Vả chăng mượn âm dương của vật để biến hóa âm dương trong thân người, nên căn cứ vào đó Thần Nông dùng thuốc để chữa bệnh.”

Dược Thảo Toàn Thư

Dược Thảo Toàn Thư

Từ xa xưa, các loại thảo dược đã được đánh giá cao do chúng có khả năng làm giảm đau các vết thương và chữa bệnh. Ngày nay, chúng ta vẫn còn dựa vào các đặc tính chữa bệnh của các loại thảo mộc để bào chế khoảng 75% các loại thuốc.Trải qua hàng thế kỷ, các cộng đồng người đã phát triển những cây thuốc cổ truyền của họ làm cho công dụng của nó trở lên có ý nghĩa. Một số phương thuốc và cách chữa bệnh của nó có vẻ lạ lùng và thần bí…

Cuốn sách Dược Thảo Toàn Thư của Andrew Chevallier giới thiệu hơn 550 loài cây, có công dụng phổ biến ở nhiều nước khác nhau trên thế giới và được xem là các loài đặc trưng có lợi cho sức khỏe.

Sách có kèm bảng chú dẫn (T74 – T213), liệt kê rất nhiều loại cây cỏ rất dễ tìm thấy trong các hiệu thuốc. Phần này cũng liệt kê rất nhiều các loại cây phổ biến được xem như thực phẩm, nhưng lại có giá trị dược phẩm. Bảng chú dẫn về các cây thuốc khác (T214 – T404), liệt kê một số cây ít phổ biến hơn nhưng lại có giá trị dược phẩm quan trọng…

Bào Chế Đông Dược – Nguyễn Đức Quang

Bào Chế Đông Dược – Nguyễn Đức Quang

Cuốn sách “Bào chế đông dược” của tác giả TS. Nguyễn Đức Quang giới thiệu về bào chế các dạng thuốc phương Đông, là phần tiếp nối của chế biến để chuyển từ thuốc chín thành các dạng thuốc sử dụng trực tiếp cho người bệnh, đó là các dạng Cao, Đơn, Hoàn, Tán, Đĩnh, Lộ và Thuốc sắc. Trước đây, các dạng thuốc này được coi là bí mật, gia truyền của các lương y, vì thế còn thiếu sự thống nhất và chuẩn hoá về phương pháp bào chế.

Trong cuốn sách “Bào chế đông dược”, tác giả trình bày kỹ thuật bào chế các dạng thuốc trên cơ sở lý luận của Y Dược học phương Đông, có chứng minh bằng các dữ liệu khoa học; đồng thời giới thiệu các bài thuốc của các lương y cống hiến cho Bộ Y tế, các bài thuốc cổ phương được giới thiệu trong Dược điển của một số nước, các bài thuốc đã qua nghiên cứu của các trường đại học và các bài thuốc sở trường của một số cơ sở Đông y.

Cẩm Nang Đông Dược

Cẩm Nang Đông Dược

Tôi đã từng phụ trách công tác đào tạo và trực tiếp thamgia công tác giảng dạy Đông Y Dược nhiều năm nên rất tâm đắc với “Cẩm nang Đông Dược – Mười tâm đắc sử dụng Đông Dược” của Danh Y Tiêu Thụ Đức.

Trong hơn 60 năm làm nghề thuốc, tôi có 20 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội Đông Y Hà Nội. Ở cương vị này tôi có trách nhiệm đào tạo đội ngũ nên đã tổ chức nhiều khóa, nhiều lớp huấn luyện và trực tiếp tham gia giảng dạy nhiều môn. Trong 6 khóa là Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Đông Y, tôi được phân công phụ trách công tác NCKH, đào tạo, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Đông Y. Đó đều là những việc có liên quan đến học thuật. Vì vậy tôi thấy “Cẩm nang Đông Dược – Mười tâm đắc sử dụng Đông Dược” của Danh Y Tiêu Thụ Đức là cái mà nền Đông Y nước ta đang cần.

Nay tôi đã nghỉ hưu, không còn tham gia giảng dạy nữa nên dịch và giới thiệu nguyên văn “Cẩm nang Đông Dược Mười tâm đắc sử dụng Đông Dược” của Danh Y Tiêu Thụ Đức. Hy vọng rằng việc làm này giúp các nhà quản lý Đông Y thêm tài liệu khi biên soạn chương trình đào tạo; giúp các thầy giảng dạy Đông Y thêm tài liệu bổ sung cho bài giảng; giúp các học viên đang học Đông Y thêm tài liệu tham khảo; Ngay cả các thầy đang làm nghề thuốc cũng có thể tra cứu tài liệu này khi tổ chức phương thuốc.

Về những cái hay, cái sâu sắc của tài liệu tôi không giới thiệu ở đây mà để bạn đọc tự tìm hiểu. Tôi chỉ tóm tắt nội dung của từng bài để người đọc dễ chọn khi tra cứu.

  • Bài thứ nhất: Dùng Đông Dược cần chú ý những gì
  • Bài thứ hai: Thuốc phát tán
  • Bài thứ ba: Thuốc tả lợi
  • Bài thứ tư: Thuốc bổ ích
  • Bài thứ năm: Thuốc Lý khí
  • Bài thứ sáu: Thuốc hàn lương
  • Bài thứ bảy: Thuốc ôn nhiệt
  • Bài thứ tám: Thuốc hoạt huyết hóa ứ
  • Bài thứ chín: Các dược vật khác
  • Bài thứ mười: Bàn thêm về tổ chức phương thuốc

Lời giới thiệu

Dược điển Việt Nam

Dược điển Việt Nam tập 1

Dược điển Việt Nam V có số chuyên luận tăng vượt bậc với 1519 chuyên luận, trong đó có 485 nguyên liệu hóa dược, 385 thành phẩm hóa dược, 372 dược liệu và thuốc từ dược liệu, 41 vắc xin và sinh phẩm y tế, 8 bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì cấp 1, 138 phổ hồng ngoại chuẩn, 228 chuyên mục chung và trên 650 hóa chất, thuốc thử. Với nội dung tăng lên tương đương với khoảng 2200 trang sách, Dược điển Việt Nam V được in thành hai tập, tập 1 gồm nguyên liệu hóa dược và thành phẩm hóa dược, gồm 02 tập.

Dược điển Việt Nam V đã được xây dựng và biên soạn một cách khoa học, công phu, theo một quy trình thống nhất, có tham khảo những Dược điển nước ngoài mới nhất, đối chiếu với thực tế sản xuất và kiểm nghiệm thuốc ở Việt Nam hiện nay cũng như 5 năm tiếp theo. Nhằm đảm bảo khả năng triển khai áp dụng trong thực tế, phần lớn kỹ thuật kiểm nghiệm trong các chuyên luận đều đã được thẩm định tại các cơ sở kiểm nghiệm thuốc (Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, các trường đại học Dược, một số Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm và một số doanh nghiệp Dược…).

Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập

Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập

Cuốn sách Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập gồm có 2 phần chính:

  • Phần 1: Giới thiệu đại cương về thuốc Y học cổ truyền, bao gồm: tên gọi, cách phân loại, đặc điểm và tính chất của thuốc, cách phối ngũ, những cấm kỵ trong dùng thuốc, liều lượng và các dạng thuốc thường dùng trên lâm sàng.
  • Phần 2: Giới thiệu hơn 250 vị thuốc thường dùng. Đối với mỗi vị thuốc đều có giới thiệu tính vị qui kinh của thuốc, tác dụng dược lý theo y lý cổ truyền (có phần trích dẫn theo Y văn cổ để tham khảo), kết quả nghiên cứu theo dược lý hiện đại, phần ứng dụng lâm sàng theo các tài liệu trong, ngoài nước và kinh nghiệm điều trị của tác giả, liều dùng và chú ý.

Hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích trong công việc thừa kế học tập, nghiên cứu, phát huy phát triển Y học cổ truyền ở thời đại ngày nay.

Tra Cứu Thuốc Thông Dụng Và Biệt Dược – 100.000 Tên Thuốc Và Biệt Dược

Tra Cứu Thuốc Thông Dụng Và Biệt Dược – 100.000 Tên Thuốc Và Biệt Dược

Trong mấy chục năm qua, sách “Thuốc biệt dược và cách sử dụng” đã giúp cho việc sử dụng thuốc của các bạn hữu hiệu và kịp thời. Do ngày càng bổ sung nhiều loại thuốc mới, với rất nhiều biệt dược và dẫn xuất mới, sách trở nên quá tải và nặng nề, với 1.800 trang, gây nhiều bất lợi cho độc giả.

Để phù hợp với tình hình mới, cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, sách cần được cải tiến để đáp ứng yêu cầu. Sách mới đã loại bỏ những thuốc, tên thuốc không còn cần thiết, cập nhật thuốc có trên thị trường Việt Nam đến năm 2016, đồng thời chữa, sửa đổi một số chuyên khảo, với tên sách mới: “TRA CỨU THUỐC THÔNG DỤNG VÀ BIỆT DƯỢC 100.000 tên thuốc và biệt dược”.

Chữ “THUỐC THÔNG DỤNG” là cụm từ dịch từ Tiếng Anh “Nonproprietary Name”, có nghĩa là thuốc không còn độc quyền, là thuốc chung của nhân loại đã được công bố, đảm bảo đúng và chính xác về khoa học ngôn ngữ (gốc Latinh), cấu tạo, sử dụng, cảnh báo… cần được tuân thủ, sử dụng thường xuyên, nhất quán và thống nhất. Tên thuốc chính là những hóa dược (còn gọi là hoạt chất) để bào chế ra thuốc. Tùy thuộc vào từng nước, có thể đặt tên thuốc biệt dược của mình, có sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền một cách chặt chẽ, kỹ càng trước khi đưa ra thị trường (không tự đăng đặt). 

Bách khoa những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Bách khoa những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều loại rễ, cây, hoa và quả được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày, có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon từ ăn sống, làm gỏi cho đến nấu canh hay làm gia vị chế biến;…. Đây là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng góp phần quan trọng để duy trì sự sống, hoạt động và sự phát triển của cơ thể con người. Tuy nhiên, ngoài giá trị dinh dưỡng, ít ai biết rằng các loại thực phẩm này lại có nhiều tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh và đẩy lùi các nguy cơ bệnh khác.

Mỗi loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng khác nhau, từ đó công dụng chữa bệnh cũng khác nhau. Do đó, để giúp cho độc giả tìm hiểu tác dụng và áp dụng đúng các bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ những loại cây quen thuộc xung quanh, Nhà xuất bản Hồng Đức xin giới thiệu cuốn sách:

“BÁCH KHOA NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM”

Bộ sách Hải Thượng Lãn Ông

Bộ sách Hải Thượng Lãn Ông

Trong lịch sử y học cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông (Tác giả) chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một danh y của đất nước. Tên thật của ông là Lê Hữu Trác, ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học của nước nhà. Ông biết thừa kế những thuật học của danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, có phê phán và phát triển.

Nhận rõ trách nhiệm với tương lai y học của nước nhà đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 ông đã mở lớp huấn luyện y học: trao đổi kinh nghiệm phòng và chữa bệnh với các đồng nghiệp, tập hợp những kinh nghiệm dân gian; ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết đối với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh không chữa khỏi.

Qua 30 năm, ông tổng kết kinh nghiệm của Trung y và y học cổ truyền biên soạn bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu,… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Dược Lâm Sàng Những Nguyên Lý Cơ Bản Và Sử Dụng Thuốc Trong Điều Trị

Dược Lâm Sàng Những Nguyên Lý Cơ Bản Và Sử Dụng Thuốc Trong Điều Trị

“Dược lâm sàng – Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị” là cuốn sách được biên soạn với sự hợp tác của Việt Nam và Hà Lan trong khuôn khổ dự án NPT-VNM-240 (Dự án Nuffic). Kết cấu toàn bộ cuốn sách và tên các chương do các chuyên gia Hà Lan đề xuất. Các chương được viết đồng thời bởi tác giả của 2 phía: Hà Lan và Việt Nam, trong đó kết cấu các phần trong mỗi chương do chuyên gia Hà Lan đưa ra còn nội dung được các tác giả Việt Nam biên soạn dựa trên các sách đào tạo Dược lâm sàng của Anh, Mỹ hiện đang sử dụng; phần sử dụng thuốc trong điều trị chú trọng đưa các khuyến điều trị theo TCYTTG và Bộ Y tế Việt Nam.

Đây là tài liệu đào tạo dược sĩ lâm sàng, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các cán bộ y tế đang làm việc tại các bệnh viện hoặc nhà thuốc.

Dược Xã Hội

Dược Xã Hội

Ngành Dược ngày nay được xem như một phần của khoa học xã hội, bởi lẽ có rất nhiều yếu tố xã hội tác động đến việc sử dụng thuốc.

Cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm về sử dụng thuốc đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, người dân xem thuốc là một công cụ chữa bệnh, thì ngày nay, thuốc còn có thể được sử dụng như một giải pháp để phòng bệnh hoặc phục vụ cho nhiều mục đích khác liên quan đến việc cải thiện tình trạng sức khỏe.

Dược xã hội là một lĩnh vực quan trọng của khoa học sức khỏe, liên quan đến việc nghiên cứu những vấn đề về sử dụng thuốc của người dân trong cộng đồng, xoay quanh các yếu tố có thể tác động hoặc có ảnh hưởng đến tính an toàn, tính hợp lý và hiệu quả khi sử dụng thuốc của người dân.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button