10 sách về nữ quyền hay nhất

10 sách hay về nữ quyền. Chìa khoá giúp phụ nữ nắm được vai trò, vị thế, sức mạnh của mình, từ đó khuyến khích giới nữ đấu tranh vượt qua định kiến, hướng tới một xã hội bình đẳng hơn, mở cánh cửa đến tự do, tạo lập một cuộc sống mơ ước.

Căn Phòng Riêng

“Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình.”

Căn Phòng Riêng – cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 – đã được khai triển từ luận điểm trên. Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn Phòng Riêng.

Căn Phòng Riêng, bởi tính chất đặt vấn đề quan trọng của nó, đã được xem như là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền luận trong văn học. Rộng hơn, nó được xem là một trong những cuốn sách khơi nguồn cho phong trào nữ quyền, vốn khởi phát từ phương Tây và ngày càng có sức lan toả rộng rãi, trở thành một khúc ngoặt văn hoá – khúc ngoặt nữ quyền (feminist turn), có thể nói như vậy – để dùng một thuật ngữ chỉ sự thay đổi động hình nhận thức của con người trong tiến trình tư tưởng.

Phụ Nữ Hiện Đại Viết Lại Luật Thành Công

“Ai có thể hiểu biết về thành công hơn Ivanka Trump? Hãy mua cuốn sách này và học hỏi thêm được điều gì đó!”

— Thẩm phán Jeanine Pirro

Cuốn sách trang bị cho phụ nữ hiện đại những kỹ năng hiệu quả nhất về nắm bắt cơ hội, chuyển đổi nghề nghiệp, phương pháp đàm phán, lãnh đạo nhóm, khởi nghiệp, quản lý công việc và gia đình, đồng thời giúp thay đổi cuộc sống tốt hơn vì quyền lợi của phụ nữ.

Đạm Phương Nữ Sử – Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta

Đạm Phương nữ sử tên thật là Công Nữ Đồng Canh, sinh năm 1881, mất năm 1947. Bà thuộc dòng dõi hoàng tộc, là con gái của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Thiện, cháu vua Minh Mạng. Tuy xuất thân từ xứ Huế – đất ngại vàng ngự trị, song trong buổi đầu tiếp cận tân học, bà khiến giới học thuật, nghiên cứu đời nay kinh ngạc về tư tưởng, những đóng góp cho vấn đề phụ nữ ở nước ta.

Những vấn đề Đạm Phương nữ sử đặt ra là những vấn đề giáo dục thiết thân đối với phụ nữ. Bà giảng giải cho phụ nữ từ việc trong nhà như: Nấu ăn, nuôi dạy con cái, quán xuyến gia đình (với các bài viết: “Bổn phận con gái”, “Làm sao mà gọi là nội tướng”…), cho đến những việc ngoài xã hội như đối nhân xử thế, lập nghiệp lập thân (“Bàn về giáo dục con gái”, “Nên lập học hội chức nghiệp”, “Chị em ta đã biết ham muốn thực nghiệp”)…

Quan điểm nổi trội là bà đặt vấn đề giáo dục gia đình, nữ học, giáo dục nhi đồng. Trọng tâm các bài viết của bà đều xoay quanh giáo dục cho trẻ em gái, giáo dục phụ nữ; dạy phụ nữ tự học, khởi nghiệp, chăm con từ 100 năm trước.

Cuốn sách gồm 4 phần: Các bài báo trình bày quan điểm về vấn đề phụ nữ; các bài báo về Nữ công học hội do Đạm Phương sáng lập; các khảo cứu về vấn đề phụ nữ được in thành sách; và các sáng tác văn thơ với chủ đề phụ nữ.

Dấn Thân

Sheryl Sandberg hiện là giám đốc hoạt động của facebook, là nhân vật đứng thứ hai sau tổng giám đốc và người sáng lập facebook. Cô được xem là một phụ nữ quyền lực ở thung lũng silicon. Cô từng giữ chức vụ lớn tại Google, tại bộ Tài chính Mỹ.

Thông qua quyển sách này, Sheryl Sandberg chia sẻ cuộc đời mình, những vươn lên cùng với thành công, để qua đó nhằm kêu gọi và truyền cảm hứng cho phụ nữ. Theo đó, phụ nữ hãy dám dấn thân, dám ngồi vào bàn để cùng tranh luận, trao đổi và theo đuổi ước mơ của cuộc đời mình.

Cũng qua quyển sách này, Sandberg cũng muốn chia sẻ suy nghĩ của mình về vai trò của phụ nữ và quá trình bình đẳng giới để mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là nam giới, cùng chia sẻ để hướng tới một xã hội bình đẳng hơn.

Tôi Là Malala

MALALA YOUSAFZAI bắt đầu chiến dịch vận động vì giáo dục cho trẻ em gái từ lúc mười tuổi, khi Thung lũng Swat bị những phần tử khủng bố tấn công và giáo dục bị đe dọa. Năm 2009, dưới bút danh Gul Makai, cô viết về cuộc sống dưới quyền Taliban cho BBC tiếng Urdu và xuất hiện trong một phóng sự tài liệu của Thời báo New York về giáo dục ở Pakistan.

Tháng 10 năm 2012, Malala trở thành mục tiêu của Taliban và bị bắn trên đường từ trường về nhà. Cô sống sót và tiếp tục cuộc vận động vì giáo dục của mình.

Năm 2011, để ghi nhận lòng dũng cảm và sự vận động tích cực của cô, Malala được đề cử cho Giải thưởng Hòa bình Thiếu nhi Quốc tế và là người đầu tiên đạt Giải Hòa bình Quốc gia cho Thanh thiếu niên của Pakistan. Ngoài việc là người trẻ tuổi nhất từng được trao giải Nobel Hòa bình, cô đã nhận nhiều giải thưởng khác, trong đó có Giải Hòa bình Thiếu nhi Quốc tế (2013), Giải thưởng cho Tự do Tư tưởng mang tên Sakharov và Giải Đại sứ Lương tâm của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Trong ấn bản dành cho thiếu niên này của cuốn hồi kí bán chạy nhất của cô, cùng với những bức ảnh và tư liệu độc quyền, chúng ta được nghe trực tiếp câu chuyện phi thường về một cô gái đã biết rằng mình muốn thay đổi thế giới từ khi còn nhỏ và cô đã làm được.

Câu chuyện có tác động mạnh của Malala sẽ mở ra trước mắt bạn một thế giới khác và sẽ làm bạn tin vào hi vọng, sự thật, phép màu cũng như khả năng rằng một người – một con người trẻ tuổi – có thể truyền cảm hứng tạo ra thay đổi trong cộng đồng mình sống và xa hơn thế nữa.

Quả Chuông Ác Mộng

Khi nhìn vào sự điên rồ của thế giới và thế giới của sự điên rồ, chúng ta luôn phải đối diện với câu hỏi: “Thực tại là gì và làm thế nào để chấp nhận nó?” Trong Quả chuông ác mộng, áp lực thực tại đã hủy hoại hoàn toàn Esther Greenwood xinh đẹp và tài năng, đẩy cô vào thế giới trầm cảm, chênh vênh giữa biên cảnh của khát vọng sống và ham muốn chết.

Tự tử, một trò chơi u tối khó cưỡng của sợ hãi và tội lỗi, gây nghiện như ma túy, ban đầu chỉ mang tính thử nghiệm – nay vài giọt máu, mai một cơn nghẹt thở, chỉ cốt để xem cảm giác ấy ra sao. Dần dà, nó nhanh chóng bùng phát thành khát vọng điên cuồng của niềm tự diệt.

Những Bước Đi Nhỏ – Nam Nữ Bình Quyền

Nữ quyền là gì? Tại sao người ta sinh trai hoặc sinh gái? Thế nào là định kiến nam nữ? Nữ có thể làm phi công không? Và tất cả những câu hỏi giúp bạn nhận thức về sự bình đẳng giới tính và hành xử phù hợp được giải đáp qua tập sách nhỏ này!

Bảo Tàng Ngây Thơ

BẢO TÀNG NGÂY THƠ- tiểu thuyết đầu tiên Orhan Pamuk hoàn thành sau khi được trao giải Nobel Văn chương 2006, một khảo sát ỉ mỉ, đầy xúc động về bản chất của sự lãng mạn, xứng đáng là kiệt tác mở đầu cho chặng đường thế kỷ 21 của văn học thế giới.

“Bảo tàng ngây thơ” là một câu chuyện mê hoặc say đắm lòng người, là câu chuyện duy cảm, thuần túy cảm xúc da diết u buồn, dùng cảm xúc để dẫn dắt quá khứ và ký ức. Được kể từ hiện tại nhìn lại quá khứ nên giọng văn thấm đẫm day dứt và u buồn. Nhưng từng khoảnh khắc của quá khứ, đã là khoảnh khắc sống mãi và vĩnh hằng.

Quyển sách không chỉ về tình yêu mà còn khắc họa rõ nét xã hội thượng lưu Thổ Nhĩ Kỳ cuối thế kỷ XX. Họ xuất thân danh giá, giàu có, học tập ở phương Tây nhưng thực chất vẫn còn bảo thủ và đầy những tục lệ, đánh giá phụ nữ qua trinh tiết hay nhan sắc. Thế hệ của Kemal, Fusun, Sibel đang nhập nhằng và giằng xé ở ngưỡng cửa của cổ hủ và hiện đại, dần thoát khỏi những cái cũ và chấp nhận những cái mới. Istanbul hiện ra đẹp đẽ nhưng trầm buồn, u uất và biến động, đang bước những bước đầu tiên mở ra thế kỷ mới hiện đại.

Triết Học Nữ Quyền – Lý Thuyết Triết Học Về Công Bằng Xã Hội Cho Phụ Nữ

Triết học nữ quyền là hệ thống quan điểm, lý thuyết triết học nghiên cứu các vấn đề xung quanh chủ đề phụ nữ. Trong quá trình hình thành và phát triển, triết học nữ quyền có sự phân tách thành những xu hướng nghiên cứu đa dạng khác nhau. Mặc dù, có nhiều cách tiếp cận, phân tích, luận giải, song nội dung căn bản của các học thuyết triết học nữ quyền là phê phán sự thống trị của chế độ nam quyền, phụ quyền, gia trưởng; khẳng định năng lực, vai trò, vị thế quan trọng của giới nữ trong mối quan hệ tương hỗ với giới nam; đề ra những giải pháp đấu tranh cho các quyền tự do, bình đẳng của phụ nữ.

Cuốn sách gồm 2 chương:

  • Chương I: Lý thuyết về triết học nữ quyền và vấn đề công bằng xã hội cho phụ nữ
  • Chương II: Hướng đến xây dựng cơ sở lý thuyết về công bằng xã hội cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.

Chuyện Người Tuỳ Nữ

Giữa Nước Cộng hòa Gilead – nhà nước thần quyền cực đoan dựng lên trên nền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xưa, nơi các Martha cặm cụi việc nhà, các Dì rao giảng đạo đức chính thống, các Phu nhân khóc ròng mỗi đêm Lễ tháng, các Tùy nữ tuyệt vọng tìm cách sinh con để khỏi phải ra quét chất thải phóng xạ trên đảo hoang, và không ai biết lúc nào tới lượt mình được “cứu chuộc” trên dây treo cổ – có một người đàn bà vừa tìm cách bám lấy sự sống nhờ mưu mẹo sắc bén và những hồi ức vỗ về từ “thời trước”, vừa cố gắng khám phá để kể lại chuyện mình cho các thế hệ về sau.

Cuốn tiểu thuyết phản-địa đàng (dystopia) này là một câu chuyện cảnh tỉnh để trả lời làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo bảo thủ ở nước Mỹ những năm 1980, nhưng trên hết là một cuốn sách viết sắc sảo và lôi cuốn đã được ấn hành ở gần 30 quốc gia. Đây là một trong năm tiểu thuyết đề cử Booker của nữ tiểu thuyết gia Canada danh tiếng Margaret Atwood và là cuốn sách đầu tiên của bà được giới thiệu ở Việt Nam.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button