5 sách hay về nông nghiệp Israel, nền công nghệ phát triển nông nghiệp tiên tiến

5 cuốn sách hay về nông nghiệp Israel bao gồm lịch sử của nền nông nghiệp Israel, sự phát triển kỹ thuật và những nét chính của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Changing Patterns In Israel Agriculture

Changing Patterns In Israel Agriculture

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1957. Cuốn sách này xem xét những khó khăn trong nông nghiệp ở Israel vào giữa thế kỷ XX. Cụ thể là những tác động của nhà nước Israel đối với nền kinh tế nông nghiệp của quốc gia, cũng như những lợi ích và hạn chế của hoàn cảnh tự nhiên như đất đai, nước, khí hậu, v.v.

Agriculture in Iron Age Israel

Agriculture in Iron Age Israel

Agriculture in Iron Age Israel là tài liệu đáng tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu nền nông nghiệp cổ đại, cận hiện đại cũng như ngành khảo cổ học của Israel.

Con Đường Thoát Hạn

Con Đường Thoát Hạn

Nhắc đến Israel, người ta sẽ nghĩ ngay đến tinh thần “khởi nghiệp” của những người dân Do Thái bất diệt, bền bỉ. Dù ngoại cảnh có hỗn loạn đến đâu, dù thiên nhiên không ưu đãi cho họ nhiều điều kiện thuận lợi, Israel vẫn vươn lên mạnh mẽ qua biết bao hành trình khó khăn, khắc nghiệt từ những ngày đầu phục quốc cho đến khi xây dựng đời sống xã hội. Câu chuyện về “Quốc gia khởi nghiệp” Israel lại được kể tiếp trong những trang văn giản dị chứa đựng những thông điệp lớn lao trong tác phẩm “Con đường thoát hạn” – một anh hùng ca về “thung lũng Silicon” của thế giới.

Không giống như Việt Nam, Israel không sở hữu nguồn tài nguyên nước dồi dào và hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú – mà ngược lại, có tới 60% diện tích là hoang mạc, lại bị bao vây ba bề bốn bên bởi những quốc gia thù địch. Thế nhưng, người Israel đã tìm ra cách tự “sản xuất” ra nước thông qua những biện pháp sáng tạo và liều lĩnh. Đó là Nước sạch được khử mặn từ nước biển, là nước lợ đã qua một hệ thống lọc phức tạp, thậm chí là nước thải sinh hoạt (nước cống) được xử lý tinh vi để có thể dùng tưới tiêu cho nông nghiệp hay cho những mục đích sinh hoạt thông thường khác…

Năm 2013, người Israel đã tuyên bố : nguồn nước của họ không còn phụ thuộc vào thiên nhiên nữa ! Nước chính là cứu cánh, là phép màu mở ra cánh cửa nông nghiệp, kinh tế, ngoại giao cho Israel. Israel hiện sản xuất nước dư thừa cho nhu cầu nội tại và còn xuất khẩu đều đặn 24/7 sang cho các nước láng giềng, Palestine và Jordan, là vũ khí hòa bình của Israel cho tình trạng đối đầu Iran-Israel, Israel-Trung Quốc và một số các quốc gia khác, trở thành một « ngành kinh doanh toàn cầu », đòn bẩy cho kinh tế Israel phát triển.

Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ và với hàng trăm cuộc phỏng vấn, Siegel đã mô tả sinh động cách mà Israel đã vượt qua các cuộc khủng hoảng nước của riêng mình, biến bất lợi thành lợi thế, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác trong việc xử lý và bảo tồn nguồn nước. Với 12 chương sách được bố cục một cách khoa học, cuốn sách kể về cả một lịch sử và hành trình thần kỳ của Israel trong hành trình chinh phục thiên nhiên, mang đến cho bạn những góc nhìn bao quát, một tư duy nhất quán, là kim chỉ nam về một nền quản trị nước đầy trí tuệ.

Cũng như lời của Shimon Tal, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Nước Israel đã nói: “Cách thức quản lý nước của một quốc gia nói lên nhiều điều về quốc gia đó.”, đây là câu chuyện không chỉ dành cho những người nghiên cứu về thủy lợi và nông nghiệp, nó còn là câu chuyện dành cho tất cả những người quan tâm về việc kiến tạo một tương lai phát triển và bền vững cho đất nước.

Nghiên Cứu So Sánh Chính Sách Nông Nghiệp Ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

Nghiên Cứu So Sánh Chính Sách Nông Nghiệp Ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia bởi nó là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất trong xã hội loài người. Trong thế giới hiện tại, phát triển nông nghiệp bền vững đang được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá lộ trình phát triển kinh tế của một đất nước. Với Việt Nam, sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung lại càng được chú trọng và là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả phát triển và ngày càng nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của nhiều người quan tâm khác.

Tuy nhiên, trước tình trạng CNH, HĐH nông nghiệp đã và đang gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo. Chính phủ các nước đã tập trung vào mô hình nông nghiệp bền vững và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái. Một nền nông nghiệp được coi là bền vững khi đạt được ba mục đích: (1). Có hiệu quả kinh tế cao; (2). Đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội; (3); Gìn giữ và làm phong phú môi trường sinh thái. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững để đạt giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách.

Trước thực tế nêu trên, tháng 4/2018, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành ấn phẩm “Nghiên cứu so sánh chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình (Chủ biên). Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh, vấn đề nổi lên trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững của các quốc gia nêu trên. Ngoài phần Mở đầu, kết luận, cuốn sách được cấu trúc thành 5 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững; Chương 2: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc; Chương 3: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Thái Lan; Chương 4: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Israel; Chương 5: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam.

Tại chương 1 bạn đọc sẽ được tiếp cận với các vấn đề mang tính lý thuyết về cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp bền vững. Thông qua các khái niệm về chính sách, chính sách nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững; Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá tính bền vững, cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin, khẳng định phát triển nông nghiệp bền vững tức là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn lực được dùng trong nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu nông sản cho con người và nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả thi về kinh tế đi đối với nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặc dù, tùy từng vùng, quốc gia và điều kiện nghiên cứu, chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững có khác nhau, nhưng các chỉ tiêu chung sử dụng để đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp bền vững đều được nhìn nhận chung theo 3 chiều cạnh là kinh tế – xã hội và môi trường.

Chương 2 luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc trên 3 cách tiếp cận chính đó là: Quan điểm, chiến lược phát triển nông nghiệp của Trung Quốc; Chinh sách phát triển nông nghiệp bền vững và Kết quả thực thi chính sách: Thành tựu và hạn chế. Thông qua các nghiên cứu có liên quan đến chính sách quản lý và sử dụng đất; chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp; chính sách phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp nhằm khuyến khích thị trường tín dụng nông nghiệp; phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chỉ ra được các thành tựu và hạn chế trong chính sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nguyên nhân của những hạn chế đó là: (1). Do quá trình quản lý đất chưa tốt; (2). Thủ phạm của việc xói mòn đất là việc sử dụng phân bón tổng hợp khiến đất bị chua, mặn và cản trở hoạt động của nấm, vi khuẩn rễ cây giúp lưu trữ các bon; (3). Do dân số tăng và áp lực về nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn. Qua đó các tác giả khẳng định, là một quốc gia đông dân, dân cư chủ yếu sống tại vùng nông thôn. Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp thâm canh với trình độ kĩ thuật cao, nhất là sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao cùng với kĩ thuật canh tác tiên tiến. Nhằm phát triển môi trường bền vững trong nông nghiệp, chính phủ đã lập lại chính sách thuế đánh vào thuốc trừ sâu và phân bón. Đồng thời, áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ người nông dân, nhờ vậy, thu nhập của người nông dân luôn được cải thiện.

Chương 3 luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Thái Lan. Thông qua việc phân tích chính sách hỗ trợ nông nghiệp, trợ giá nông sản; Chính sách công nghiệp hóa nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại; Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp sạch, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm; Thiết lập hệ thống đảm bảo rủi ro cho nông dân. Cùng việc nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm chiến lược phát triển nông nghiệp tại Thái Lan các nhà khoa học cho rằng mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nhưng Thái Lan cũng đang phải đối mặt với những khó khăn chung do diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm; Còn gặp nhiều hạn chế trong ứng dụng khoa học giữa các vùng, miền; Hạn chế về môi trường, tài nguyên đất, nước và tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Nguyên nhân của những hạn chế này là do tốc độ CNH, do sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí và sự tăng nhanh của những đô thị lớn; Chi phí sản xuất tăng và năng suất lao động nông nghiệp giảm; Chất lượng đất xuống cấp, cạn kiệt do khai thác quá mức dẫn đến tình trạng bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp.

Chương 4 luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Israel. Dựa trên các nghiên cứu về quan điểm, chiến lược và chính sách nông nghiệp bền vững của Israel trên các chiều cạnh: đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư cho khoa học kĩ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp; đầu tư phát triển công nghệ cao và các dịch vụ công nghệ hiện đại phục vụ nông dân; chính sách phối hợp chặt chẽ giữa: nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà tư vấn và nhà nông; hoạt động bảo hiểm nông nghiệp. Các nhà khoa học cũng chỉ ra được các thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong nông nghiệp của Israel là do công nghệ nông nghiệp phát triển ngày càng hiện đại, sản lượng nông nghiệp tăng đã dẫn đến sự sụt giảm số lượng lao động nông nghiệp; do điều kiện tự nhiên của Israel vô cùng khắc nghiệt, không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp; do nông nghiệp Israel không tránh khỏi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù vậy, đây vẫn là quốc gia có chính sách nông nghiệp đồng bộ; Sự hợp tác mật thiết và liên tục giữa các nhà nghiên cứu và nhà nông cùng các ngành dịch vụ và công nghiệp liên quan tới nông nghiệp đã giúp cho năng suất lao động nông nghiệp tăng cao. Hoạt động nghiên cứu và phát triển theo hướng ứng dụng đã được tiến hành ở Israel từ rất sớm, giúp ngành nông nghiệp phát triển dựa vào khoa học và công nghệ và trở thành quốc gia có nên nông nghiệp phát triển nhất thế giới.

Chương 5 tập trung luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Qua việc phân tích các quan điểm, chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam trên các chiều cạnh: Chính sách đất đai, hướng tới sử dụng bền vững; Chính sách ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ trong phát triển nông nghiệp; Chính sách tái cơ cấu nông nghiệp; Chính sách khác hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Các nhà khoa học đã có nhiều đánh giá tổng quan về thành tựu, hạn chế cũng như các nguyên nhân còn tồn tại dẫn tới các hạn chế trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam đó là: (1). Hệ thống, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp thiếu tính rõ ràng, đột phá; (2). Môi trường kinh doanh nông nghiệp quá thấp; (3). Đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Qua đó, các tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệp cho phát triển nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào bài học về quy hoạch và quản lý sử dụng đất nông nghiệp để bảo vệ nông dân; bài học về nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản; bài học về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường; bài học về hỗ trợ tài chính có hiệu quả cho nông nghiệp và nâng cao mức sống của cư dân nông thôn; bài học về tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào phát triển nông nghiệp. Đồng thời, các tác giả cũng gợi ý các giải pháp để phát triển nông nghiệp hướng tới việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục cái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; Thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, để bảo tồn diện tích nông nghiệp; Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm ở các vùng sâu, vùng xa; Nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; Tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường…

Hy vọng với các nội dung như trên, cuốn sách sẽ trở thành tài liệu tham khảo bổ ích với nhiều độc giả.

Bài Học Israel – Cuộc Hồi Sinh Vĩ Đại Của Dân Tộc Thông Minh Nhất Thế Giới

Bài Học Israel – Cuộc Hồi Sinh Vĩ Đại Của Dân Tộc Thông Minh Nhất Thế Giới

Không ai không biết, khi thế giới xem đất nước Israel là một quốc gia đi xâm lược thì họ đã chứng minh được, tâm niệm của mỗi người dân Isreal không phải sự xâm lược mà là họ thực hiện một cuộc chiến vì vận mệnh của dân tộc mình, sự hồi sinh vĩ đại của đất nước sau hơn 2000 năm bị áp bức. Và đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả từ trẻ em đến người lớn, từ người lao động đến tri thức… Trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn với các nước Arab cam go đã giúp họ biến một vùng đất chết hồi sinh trở lại.

Chúng ta vẫn thường nhắc đến cái tên Isreal – một dân tộc thông minh nhất thế giới. Tại sao được mệnh danh là quốc gia thông minh nhất?

Có rất nhiều đáng học tập từ quốc gia Isreal

Bạn có muốn biết tại sao dân tộc Do Thái sau hai ngàn năm vong quốc, phiêu bạt khắp thế giới mà vẫn hướng về Jérusalem, hễ gặp nhau là chúc nhau “Sang năm về Jérusalem”; muốn hiểu tại sao một nhóm người rời rạc, ngôn ngữ bất đồng, huyết thống cũng khác xa nhau, mà lại đoàn kết với nhau, chống lại khối Ả Rập, chống lại với cả Anh để tái lập quốc gia của họ trên một dải đất nhỏ xíu và nguy hiểm đó, nguy hiểm bởi Israel quay lưng ra biển mà đương đầu với ba phía Ả rập, muốn hiểu điều đó thì phải hiểu qua lịch sử dân tộc Do Thái và những nỗi đau, tủi nhục mà họ phải chịu tủi nhục trong hai ngàn năm này.

Nền giáo dục tạo nên một xã hội thông minh nhất thế giới

Nếu chỉ số IQ trung bình của thế giới là 100 thì chỉ số trung bình của quốc gia này là 110, đối với thiên tài như Albert Einstein là 140, Isarel có thế lực mạnh về dân trí nên nền kinh tế phát triển thần tốc có thể là điều đương nhiên. Họ rèn luyện cho con cái khả năng quản lý tài chính và dạy con hiểu về giá trị đồng tiền khi còn nhỏ. Tuyên truyền thuyết Thai giáo học “Thai nhi là thiên tài” và phương pháp giáo dục cho trẻ từ 1- 6 tuổi trong kinh Toharan và kinh Talmudh của người Do Thái.

Sự phát triển kinh tế của Israel

Israel là một nước mới thành lập, lại rất nhỏ do đó sự phát triển kinh tế ban đầu gặp nhiều khó khăn, địch vây ba phía. Nằm giữa sa mạc, diện tích chỉ bằng 3 tỉnh lớn ở Việt Nam, chỉ ¼ diện tích có thể trồng trọt, thiếu nước triền miên, khoáng sản nghèo nàn,… Dân Do Thái hồi hương khắp nơi về phải lo tiếp nhận định cư cho họ, dạy dỗ họ,… Những yếu tố đó làm cản trở sự phục hồi kinh tế của quốc gia này trong một thời gian dài. Nhưng, lại bừng sáng lên bước đầu khi họ phát triển canh nông, quyết tâm làm hồi sinh lại một miền đã chết từ mấy ngàn năm bằng những phương pháp lạ lùng nhưng hiệu quả.

Kibboutz – nhân bản đất nước Israel

Kibboutz còn gọi là nông trường cộng đồng, gồm vài trăm người tự ý sống với nhau, cùng làm, cùng ăn, cùng hưởng quyền lợi như nhau, y như một gia đình, nhu cầu của mỗi người được cộng đồng chu cấp, như một hình thức cộng sản tự do.

Người Israel đã xây dựng các Kibboutz của mình dựa trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng. Tại đó, một lối sống cộng đồng được thiết lập một cách khoa học. Nhờ có những cộng đồng với tinh thần đoàn kết rất cao trong kibboutz, Israel mới tạo ra được sức mạnh để khai phá những khu vực đất đai khô cằn và khắc nghiệt nhất nhì trên thế giới như sa mạc Neguev hay vùng biển Chết.

Sự tồn tại và phát triển của mô hình các kibboutz không chỉ chứng minh cho tính khoa học và hợp lý của nó, mà quan trọng hơn nó còn là một bằng chứng sống cho tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm khôi phục lại đất nước của dân tộc Do Thái.

Còn rất nhiều điều mà chúng ta nên biết và học hỏi ở dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường mạnh mẽ này. Và một cuốn sách nhỏ nói lên vô số điều đó chính là “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” của tác giả Nguyễn Hiến Lê.

Cuốn sách cung cấp cái nhìn hệ thống lịch sử dân tộc Do Thái

Cuốn sách “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” không chỉ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá hệ thống về lịch sử dân tộc Do Thái, mà quan trọng hơn, thực tế hơn nó còn là một công trình khảo cứu về đất nước Israel từ khi được thành lập đến năm 1968.

Một đất nước mà chỉ với hơn nửa triệu dân từ khi lập quốc đã dám đứng ra đương đầu với cả thế giới Arab thù địch xung quanh. Thế giới sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng, một đất nước vừa mới được thành lập với cơ cấu dân cư phức tạp hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới lại có được một tinh thần đoàn kết chiến đấu như vậy. Những người Do Thái trở về từ nước Nga Xô viết, từ Ba Lan lại sẵn sàng chung sức cùng với những người đến từ Anh, Pháp, Hoa Kỳ,… trong cuộc chiến sống còn.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button