6 sách hay về giáo dục đại học cung cấp thông tin, sự kiện và lời khuyên

6 cuốn sách hay về giáo dục đại học cung cấp cho độc giả những hiểu biết có hệ thống về giáo dục đại học, cấu trúc, quản lý, phát triển và các chương trình chính.

Đại Học – Định Chế Giáo Dục Cao Thay Đổi Thế Giới

Đại Học – Định Chế Giáo Dục Cao Thay Đổi Thế Giới

Trường đại học là một cơ sở giáo dục phát triển trí tuệ cao của Châu Âu Kitô giáo thời Trung cổ, một hiện tượng rất độc đáo mà không nền văn minh nào có được, báo hiệu sự thức tỉnh tâm linh của một nền văn minh toàn cầu mới. 

Vương quyền ngày nay đã sụp đổ, Thần quyền không còn nổi bật như một nghìn năm trước, trong khi đó Trí quyền, mà trường đại học là biểu tượng, vẫn không ngừng mạnh lên cho đến tận bây giờ.

Không thể giải thích nền văn minh phương Tây mà không giải thích vai trò và sứ mệnh cốt lõi Đại học. Đại học Đức thế kỷ XIX, và Đại học Hoa Kỳ nửa sau thế kỷ XX là sự minh họa sáng chói nhất.

Quyển sách Đại Học muốn giới thiệu đến độc giả Việt Nam toàn cảnh lịch sử của định chế này.

Các Công Dụng Của Đại Học

Các Công Dụng Của Đại Học

Các công dụng của đại học, The Uses of the University, của học giả và một nhà lãnh đạo giáo dục đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Clark Kerr, là quyển sách “kinh điển”, lôi cuốn và ấn tượng phản ảnh sự phát triển thần kỳ của đại học Hoa Kỳ trong thời kỳ cực thịnh của nó sau Thế chiến thứ hai, với những ưu và khuyết điểm, sau khi tên tuổi của nền đại học Đức bên kia bờ Đại Tây Dương suy tàn. Nó có thể được xem là “văn phạm của đại học hiện đại Hoa Kỳ”. Quyển sách của Kerr, như cựu chủ tịch đại học Chicago Hanna H. Gray viết năm 2012, “là quyển sách hay nhất về giáo dục đại học Mỹ được viết trong thế kỷ hai mươi”.

Quyển sách rất cần thiết cho những ai muốn hiểu biết về lịch sử đại học Hoa Kỳ trong thời kỳ vàng son, những logic tất yếu của nó, cũng như những vấn đề nó đối mặt – trong khuôn khổ lịch sử giáo dục đại học thế giới xưa và nay. Clark Kerr nghiên cứu các sự biến đổi của đại học qua thời gian và không gian bằng cách xem lại lịch sử của nó và tập trung vào ba phương diện chính của cuộc tiến hoá: sứ mệnh mới của nó (tạo ra tri thức cho nền kinh tế dựa trên tri thức), mô hình tài trợ mới của nó (đại học với tài trợ liên bang, federal grant university) và cơ cấu mới của nó (sự phân mảnh của đa đại học). Ông cũng đề cập đến những khía cạnh sử dụng tốt đại học, và cảnh báo những sự lạm dụng nó dưới các hình thức. Vai trò lãnh đạo của Mỹ có được như trong thế kỷ hai mươi, như tác giả nói, là dựa trên “sự sử dụng tốt tri thức”, và trên hết, thông qua hệ thống các đại học nghiên cứu.

Hiểu biết vai trò và những đóng góp quyết định của đại học vào các xã hội phát triển sẽ giúp người ta thấy rõ hơn sự lạm dụng, hay sự trì trệ của các đại học còn đang diễn ra tại nhiều quốc gia đang phát triển có những giam hãm chính trị.

Bất Định Về Học Thuật – Tình Trạng Học Tập Hạn Chế Trong Trường Đại Học

Bất Định Về Học Thuật – Tình Trạng Học Tập Hạn Chế Trong Trường Đại Học

Những ý kiến lo lắng về giáo dục đại học, kiểu như liệu sinh viên tốt nghiệp đã có những kỹ năng cần thiết, nhất là kỹ năng tư duy phản biện và lập luận phức hợp, để làm hài lòng nhà tuyển dụng và đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế hay không; nguồn tài trợ nghiên cứu dồi dào có làm các giáo sư hàng đầu xao lãng hoặc rời xa nhiệm vụ giảng dạy ở bậc cử nhân không; sinh viên hiện nay học để phát triển kiến thức và kỹ năng hay chỉ để lấy bằng cấp; sinh viên có đủ hiểu biết về nghề nghiệp mà họ chọn lựa, về những đòi hỏi kiến thức của nghề hoặc nhu cầu đối với nghề ấy trong tương lai không; học sinh trung học có cơ hội đồng đều và được chuẩn bị đồng đều để bước vào đại học hay không; vân vân, đã không ngừng được nêu lên ngay trên đất Mỹ, một quốc gia được xem là có nền giáo dục tốt nhất thế giới.

Nhưng, như các tác giả của sách này nhận định, thực trạng giáo dục đại học khiến nhiều người phải ưu tư, từ những nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, quản lý đại học, cho đến cha mẹ sinh viên, không có nghĩa rằng nước Mỹ đang gặp một cuộc khủng hoảng giáo dục. Với thói quen và kỹ năng nhận diện vấn đề, phân tích, và tìm giải pháp cho vấn đề (thay vì che giấu hay bào chữa cho nó), giới nghiên cứu và quản lý giáo dục đại học Mỹ không ngừng đề xuất những giải pháp để cải thiện tình hình, đồng thời giữ vững vị trí hàng đầu của Mỹ về mặt giáo dục. Và công trình nghiên cứu này là một nỗ lực theo hướng đó.

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, các tác giả đã thu thập dữ liệu, khảo sát, phân tích, và sử dụng các mô hình hồi quy để tìm ra nguyên nhân cho các diễn biến mới đây trong nền giáo dục Mỹ. Những công trình định lượng có thể không nêu ra những nhận định mới, nhưng nó rất hữu hiệu trong việc xác định nguyên nhân và từ đó dễ dàng chỉ ra giải pháp cho các vấn đề. Ban Tu thư – Dịch thuật của Đại học Hoa Sen trân trọng giới thiệu tác phẩm này với độc giả với nhận thức rằng những vấn đề mà nền giáo dục Mỹ gặp phải cũng là vấn đề cho nền giáo dục của mọi nước khác, và những điều chúng ta cần học nhất ở họ là thái độ dũng cảm khi nhận diện vấn đề, khoa học khi phân tích vấn đề, sáng suốt khi lựa chọn giải pháp, và chân thành khi thực thi giải pháp vì giải pháp nào cũng bao hàm những thay đổi và xung đột quyền lợi.

Những Mục Tiêu Của Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác

Những Mục Tiêu Của Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác

Đây không phải là tựa sách đầu tiên của chúng tôi về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Nhưng theo tôi, nếu có tác giả nào, từ cách đây gần 80 năm đã chủ trương một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thời đại chúng ta vào đầu thế kỷ XXI và cần thiết cho dân tộc Việt Nam ngày nay, đó chính là nhà toán học – triết gia người Anh Alfred North Whitehead (1861-1947). Là đồng tác giả với Bertrand Russell của bộ sách ba quyển Principia Mathematica (Nguyên lý toán học, 1910, 1912, 1913), ông đã đóng góp có ý nghĩa vào luận lý học và thần học thế kỷ XX. Những năm từ 1910 tới 1924, ông nghiên cứu nhiều về triết học khoa học và triết học giáo dục. Ông là giáo sư triết tại Đại học Harvard từ 1924 đến 1937, khi ông nghỉ hưu ở tuổi 76. The Aims of Education tập hợp một số bài giảng của ông trong những năm 1912-1928 nói về mục tiêu và thực hành giáo dục.

Kiểu quan niệm trí tuệ như một “công cụ chết” theo Whitehead có thể có từ thời Hy Lạp cổ đại (hay nói trong môi trường văn hóa quen thuộc hơn với chúng ta, từ khi thầy Khổng dạy “học nhi thời tập chi”, học là tập đi tập lại hoài cho thuộc, cho nhuần nhuyễn những lời dạy thánh hiền) và được nhiều thế hệ nhất mực coi là chân lý. Whitehead không ngần ngại coi quan niệm đó là “một trong những quan niệm nguy hiểm, sai lầm, và tai hại nhất từng được đưa vào lý thuyết giáo dục”. Đối với ông, “trí tuệ không bao giờ là thụ động; nó là một hoạt động không ngừng nghỉ, tinh tế, có tính thụ nhận, đáp ứng lại với những kích thích. Bạn không thể trì hoãn đời sống của nó cho đến khi bạn đã mài nó bén nhọn”.

Vì vậy, đối với giáo dục phổ thông, ông chủ trương “không dạy quá nhiều môn học” và “dạy cái gì thì phải dạy cho thấu đáo”. Dạy ít, nhưng là những nội dung quan trọng, mà người học dù là trẻ nhỏ cũng biến được tri thức đó thành của mình và “biết cách áp dụng chúng ngay lập tức trong những tình huống của cuộc đời thực”. Điều đó làm cho tri thức thực sự hữu dụng; bản chất của sự thông hiểu là phải hữu dụng. Nó cũng tạo nên hứng thú học tập, vì người học “cảm nghiệm được niềm vui của sự khám phá”..

Trò Chuyện Với Khoa Học Và Giáo Dục

Trò Chuyện Với Khoa Học Và Giáo Dục

“Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là tập hợp những suy nghĩ, quan điểm, và tầm nhìn của tác giả về các vấn đề trên. Nội dung được chia làm 4 phần: Khoa học, đạo đức khoa học, xuất bản khoa học, và giáo dục. Đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học, mà chỉ là những ý kiến mang tính thảo luận của cá nhân tôi. Cũng có thể xem những ý kiến này mang tính “phản biện” và góp ý vào chính sách khoa học và giáo dục. Những quan điểm và tầm nhìn trong danh sách này thể hiện cũng là những trải nghiệm của một người đã có hơn 30 năm trong các đại học và kinh qua các môi trường khoa học phương Tây. Tôi không muốn áp đặt những quan điểm lên chính sách ở trong nước, mà chỉ muốn thuyết phục bạn đọc bằng những dữ liệu và kinh nghiệm thực tế. Những suy nghĩ được viết ra với tâm nguyện đóng góp một phần vào nỗ lực đổi mới và xây dựng một nền giáo dục đại học tốt hơn, và một nền khoa học đàng hoàng hơn.

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập thế giới. Năm 2016, Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và thời điểm này cũng đánh dấu một sự hòa nhập toàn diện nền kinh tế của 10 quốc gia trong vùng, trong đó dĩ nhiên có cả giáo dục và khoa học. Rồi sẽ đến một ngày các trường đại học và nhà khoa học Việt Nam cạnh tranh với các trường và đồng nghiệp ASEAN. Để có khả năng cạnh tranh tốt, chúng ta cần phải biết những qui ước khoa bảng, những tiêu chí trong khoa học đang được dùng ở các nước ngoài Việt Nam. Tôi tin rằng bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều khác biệt và hiểu thêm những “luật chơi” khoa học quốc tế.

Nhiều ý kiến và quan điểm trong cuốn sách này đã được trình bàu trên các diễn đàn báo chí đại chúng và hội nghị trong nước. Nhân dịp này, tôi trân trọng cám ơn các bài Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuần Việt Nam, VNExpress, Sài Gòn Tiếp thị cũ, Ngày nay, Lao động, Sinh viên Việt Nam đã biên tập và công bố những bài viết của tôi hơn 10 năm qua. Tôi biết chắc rằng những dữ liệu trình bày trong sách, dù đã được xem xét cẩn thận về nguồn gốc, vẫn còn có sai sót hoặc thiếu sót. Do đó, tôi rất mừng nếu nhận được góp ý và bổ sung của bạn đọc.”

(Nguyễn Văn Tuấn)

300 Câu Đố Tư Duy Của Sinh Viên Trường Đại Học Harvard

300 Câu Đố Tư Duy Của Sinh Viên Trường Đại Học Harvard

Các câu đố tư duy kinh điển của thế giới, khơi dậy và phát triển toàn diện tiềm năng trí tuệ.

Nâng cao khả năng quan sát, phân tích, suy luận, phán đoán, tưởng tượng, sáng tạo…, giúp bạn càng chơi càng thông minh, càng chơi càng thành công.

– – –

Charles Eliot – Hiệu trưởng thứ 21 của trường Đại học Harvard có câu hỏi rằng: “Niềm hy vọng của loài người được quyết định bởi tư duy của những trí thức tiên phong. Tư duy của họ có thể hơn người thường đến vài năm, vài đời, thậm chí là vài thế kỉ.”

Đối với trường Đại học nổi tiếng, có lịch sử lâu đời như Harvard, việc bồi dưỡng những nhân tài tư duy nổi trội còn quan trọng hơn nhiều so với việc giảng dạy kiến thức.

300 câu đố tư duy trong cuốn sách này được trường Harvard chọn lọc để rèn luyên tư duy cho sinh viên của mình, mỗi trò chơi đều mang tính đặc trưng, độc đáo, nội dung phong phú, hình thức linh hoạt, với nhiều mức độ khó dễ khác nhau. Những câu đố này đúc kết những tinh hoa trong việc rèn luyện tư duy của trường Đại học Harvard, giúp khơi dậy và phát triển tiềm năng trí tuệ, nâng cao khả năng quan sát, phân tích, suy luận, phán đoán, tưởng tượng và sáng tạo.

Hãy không ngừng vượt qua bản thân, tăng tốc hướng tới thành công.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button