12 sách hay về triều Nguyễn, vương triều cuối cùng của Việt Nam

12 cuốn sách hay về triều Nguyễn cung cấp cho người đọc những thông tin toàn diện về triều Nguyễn, từ lịch sử hình thành, đến sự phát triển kinh tế, chính trị… của triều Nguyễn.

Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam Dưới Các Vua Triều Nguyễn

Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam Dưới Các Vua Triều Nguyễn

Ra đời trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, thời điểm các sử gia vẫn dành nhiều mối quan tâm đến diễn biến chính trị qua các triều đại lịch sử, những sự kiện xoay quanh các nhân vật nổi tiếng như hoàng đế của các triều đại, mà thực sự đánh giá đúng mức tới các vấn đề kinh tế và xã hội cũng như đến chính người dân thường trong cuộc sống hằng ngày của họ, cuốn sách Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn được xem như tác phẩm tiên phong tiếp cận vấn đề kinh tế và xã hội trong nghiên cứu sử học.

Dù không đề cập tất cả mọi khía cạnh của kinh tế và xã hội Việt Nam, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn cũng đã đặt một trong những viên gạch đầu tiên cho sự hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XIX, một lịch sử toàn diện, không còn tự giới hạn trong phạm vi những sự kiện chính trị. Bởi suy cho cùng thì cơ cấu kinh tế căn cứ trên cách thức sản xuất cũng quy định một phần lớn các vấn đề của một quốc gia, một dân tộc như các thể chế chính trị và pháp luật, các hoạt động tinh thần, các tín ngưỡng tôn giáo.

Nam Phương Hoàng Hậu – Lê Lan Khanh

Nam Phương Hoàng Hậu – Lê Lan Khanh

Gia Long là vị Hoàng đế sáng lập Vương triều Nguyễn. Triều đầu của ông có lập Hoàng hậu, nhưng kể từ đời Vua Minh mạng và 10 đời vua kế tiếp không lập Hoàng hậu, mà chỉ lập người vợ cả là Đệ nhất Giai phi mà thôi. Mãi cho đến đời vua thứ 13, tức Vua Bảo Đại, mới lập lại chức Hoàng hậu với Hoàng hậu Nam Phương.

Hoàng hậu Nam Phương là người phụ nữ đầu tiên yêu cầu nhà vua thực hiện đời sống “một vợ một chồng”, nuôi dạy con cái theo thể thức giáo dục của Phương Tây. Bà quan tâm đến giáo dục nước nhà và thế hệ trẻ. Bà luôn bên cạnh nhà vua trong mọi cuộc tiếp đón ngoại giao trong nước cũng như nước ngoài. Bà theo đạo Thiên Chúa, nhưng không dựa vào nhà thờ để tồn tại, nhờ vậy đã làm dịu bớt hận thù cách biệt giữa Triều Nguyễn và đạo Thiên Chúa.

Mùa thu năm 1945, trước tình hình thế giới đổi thay, Bà sớm nhận thức được chế độ quân chủ ở Việt Nam không thể tồn tại được nữa, Bà cùng với Vua Bảo Đại sẵn sàng rời bỏ ngai vàng. Hành động của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương kết thúc thời đại quân chủ ngàn năm ở Việt Nam một cách êm đẹp, thực sự đã để lại một dấu ấn lịch sử mà càng về sau càng thấy giá trị.

Tư Tưởng Canh Tân Đất Nước Dưới Triều Nguyễn

Tư Tưởng Canh Tân Đất Nước Dưới Triều Nguyễn

Nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã tập trung nghiên cứu về công cuộc chấn hưng đất nước của triều Nguyễn (nửa sau thế kỷ XIX). Nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học đã được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá những đóng góp, hạn chế của từng nhà canh tân.

Tuy nhiên, việc nhìn nhận triết lý yêu nước trong phong trào duy tân và canh tân đất nước của triều Nguyễn, cũng như vai trò và trách nhiệm của triều Nguyễn đối với trào lưu yêu nước mới này, cho đến nay vẫn là một vấn đề cần nghiên cứu.

Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn

Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn

Lịch sử nước ta cho thấy, quyền lực lãnh đạo đất nước thời phong kiến đều chỉ do một gia tộc chi phối, họ Nguyễn chính là gia tộc cuối cùng. Có thịnh có suy, có công và có tội, mọi triều đại đều được lịch sử phán xét.

Vào giữa thế kỷ 16, đất nước Việt Nam chứng kiến một cuộc di cư khổng lồ từ Bắc xuống phương Nam. Sự kiện này bắt đầu từ cuộc Nam chinh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào năm 1558 từ cái nôi quê hương Thanh Hóa. Sau gần 146 năm khởi nghiệp trải qua chín đời chúa Nguyễn, vị chúa thứ 10 là Nguyễn Ánh xưng danh Hoàng đế (Gia Long), Triều Nguyễn đã chính thức ra đời.

Nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng cai trị đất nước trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi (năm 1802) khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị (năm 1945) – tổng cộng ngót 143 năm. Thời gian nhà Nguyễn nắm quyền là một giai đoạn có nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19.

Cuốn sách Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn giúp bạn đọc hiểu được nhà Nguyễn hay họ tộc Nguyễn từ khi xưng Chúa rồi đến xưng Vương đã tạo ra hình hài đất nước Việt Nam như thế nào và để lại những gì cho hậu thế. Tuy nhiên cuốn sách này không đi sâu vào các sự kiện mà chính sử đã đề cập, nội dung chủ yếu của nó là sưu tầm các tư liệu kỳ lạ và kỳ thú trong nội cung nhà Nguyễn. Đó là các câu truyện lưu truyền trong dân gian, gia phả tộc Nguyễn.

Huế – Triều Nguyễn: Một Cái Nhìn

Huế – Triều Nguyễn: Một Cái Nhìn

Huế – Triều Nguyễn: Một cái nhìn là một tác phẩm gồm 47 bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, phân chia thành hai chủ đề Huế – di sản văn hóa (35 bài) và Triều Nguyễn – những vấn đề lịch sử (12 bài). So với lần tái bản thứ hai của cuốn sách thì lần này tác giả đã bổ sung thêm 15 bài cho cả hai chủ đề, kể cả những bài gọi là “phụ lục” thì tính khoa học và thông tin mới cũng không kém những bài chính. Là một tập những bài viết phân tích về sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa của Huế và vương triều Nguyễn trong lịch sử đất nước, cuốn sách thể hiện góc nhìn đương đại đối với nghệ thuật, văn hóa và di tích cổ ở Huế.

Nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa Huế Vĩnh Cao nhận xét : « Điểm đáng để chúng ta lưu tâm hơn cả là tác phẩm Huế – triều Nguyễn. Một cái nhìn đã giúp chúng ta thấy được « cái nhìn » của người đương đại đối với nghệ thuật, văn hóa cùng di tích cổ. Dù là « cái nhìn » của một cá nhân, nhưng chúng ta vẫn thấy được sự gắn bó cùng hoài bão và sự trân trọng đối với di sản văn hó, một tấm lòng hoài cổ, cộng thêm nỗi trăn trở suy tư của lớp người trẻ đương đại. Chính với tấm lòng vả nỗi niềm đó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo tồn văn hóa của ông cha. »

Nghiên Cứu Triều Nguyễn Và Huế Xưa

Nghiên Cứu Triều Nguyễn Và Huế Xưa

Nghiên cứu con người Huế không chỉ để phục vụ xứ Huế mà thực sự còn phục vụ quốc gia và phần nào phục vụ quốc tế. Thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế là của Việt Nam, của danh nhân thế giới chứ không riêng gì của Huế.

Bố cục tập sách chia làm 3 phần:

  • Phần I: Văn hóa du lịch
  • Phần 2: Kiến thức lịch sử
  • Phần 3: Giao lưu tranh luận.

Bảo Đại – Hoàng Đế Cuối Cùng

Bảo Đại – Hoàng Đế Cuối Cùng

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, có những vị vua được lưu danh sử sách vì những chiến công lẫy lừng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, hay vì những công lao hiển hách trong sự nghiệp dựng nước. Cũng có người bị liệt vào hàng bạo chúa, hay mải ăn chơi sa đọa đến nỗi bị truất phế mà mất ngô Nhưng riêng Bảo Đại, ông hầu như được nhắc đến chỉ vì một thực tế duy nhất: ông là vị Hoàng đế cuối cùng của nước Việt Nam phong kiến.

Cho đến tận ngày nay, cuộc đời của vị vua này vẫn bị bao phủ bởi những giai thoại, mà phần nhiều trong số đó là bảy thực, ba hư. Để giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về vị vua cuối cùng của triều Nguyễn Việt Nam, tác giả đã tập trung tham khảo nhiều tư liệu trong và ngoài nước, kể cả những người thân cận của Bảo Đại và cuốn hồi ký của chính ông mang tựa Le Dragon d’Annam (Con rồng An Nam) xuất bản tại Pháp năm 1980.

Qua đó hy vọng phác thảo nên những nét chính về chân dung của Bảo Đại, cũng như giúp bạn đọc phần nào giải mã được những bí ẩn nói trên, đồng thời cung cấp một cái nhìn chân thực hơn về Bảo Đại, người mà năm 1945 đã quyết định từ bỏ cương vị hoàng đế để trở thành công dân mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đằng sau quyết định có tính lịch sử ấy là gì? Và điều gì đã xảy ra với Bảo Đại sau sự kiện hệ trọng ấy? Rốt cuộc, ai đã khiến Bảo Đại phải ôm hận mà từ bỏ quê hương? Tất cả sẽ có trong cuốn sách nhỏ này.

Giáo Dục Và Khoa Cử Nho Học Triều Nguyễn

Giáo Dục Và Khoa Cử Nho Học Triều Nguyễn

Giáo dục và Khoa cử ở Việt Nam dưới thời phong kiến là việc đào tạo và kén chọn nhân tài cho chế độ, nó là một định chế về chính trị mang tính chính thức và giữ địa vị thống trị trong xã hội cổ truyền ở vùng Đông Bắc Á, trong đó có Việt Nam.

Đây chính là con đường tìm kiếm về nguồn nhân lực và các nhân tài để bổ sung cho chế độ, nhằm làm rường cột cho bộ máy nhà nước thuộc về thời kỳ trước trong lịch sử ở nước ta, và nó mang tính chất hết sức khách quan. Chính tiền nhân của chúng ta đã từng tuyên bố một cách công khai rằng: “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí, khoa mục sĩ tử chi thản đồ”.

Qua đó, nhà nước phong kiến ở Việt Nam đã khẳng định một cách rõ ràng về nguyên lý mang tính tuyên ngôn cho tất cả bả tính đều biết để mà phấn đấu rằng : “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, mà khoa cử chính là con đường rộng mở đối với các học trò”.

Kinh Tế Thương Nghiệp Việt Nam Dưới Triều Nguyễn

Kinh Tế Thương Nghiệp Việt Nam Dưới Triều Nguyễn

Có phải thực trạng tình hình kinh tế thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX như là một bức tranh “u ám” mà hậu quả là do triều Nguyễn thực thi chính sách “ức thương” và “bế quan tỏa cảng” đưa lại không?

Đó là câu hỏi được đặt ra những năm gần đây khi cần phải nhận thức lại vấn đề lịch sử triều Nguyễn để có đánh giá khách quan nhằm tổng kết kinh nghiệm lịch sử, để lịch sử tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước ở lĩnh vực phát triển kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, thực thi chính sách mở cửa cho phù hợp với đặc điểm dân tộc và tình hình thế giới hiện nay.

Trong những công trình biên khảo về triều Nguyễn không nhiều lắm thì việc nghiên cứu kinh tế thương nghiệp lại rất hiếm hoi. Phải chăng do đây không phải là trọng tâm khi nghiên cứu về một triều đại phong kiến, hoặc do nguồn tư liệu để lại quá ít ỏi làm cho các nhà nghiên cứu e ngại không tiếp cận với một sự thực khách quan mà vốn tư liệu cơ bản không đủ để thuyết phục?

Nghệ Thuật Âm Nhạc Việt Nam – Tìm Hiểu Nhã Nhạc Triều Nguyễn

Nghệ Thuật Âm Nhạc Việt Nam – Tìm Hiểu Nhã Nhạc Triều Nguyễn

Cuốn sách được tác giả đúc kết sau nhiều năm nghiên cứu, cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản về nghệ thuật Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn và giới thiệu một số bài ký âm tiêu biểu trong hệ thống nhạc lễ cung đình giúp độc giả nắm bắt và tìm hiểu.

Bí Sử Triều Nguyễn

Bí Sử Triều Nguyễn

Lịch sử nước ta cho thấy, quyền lực lãnh đạo đất nước thời phong kiến đều chỉ do một gia tộc chi phối, họ Nguyễn chính là gia tộc cuối cùng. Có thịnh có suy, có công và có tội, mọi triều đại đều được lịch sử phán xét.

Vào giữa thế kỷ 16, đất nước Việt Nam chứng kiến một cuộc di cư khổng lồ từ Bắc xuống phương Nam. Sự kiện này bắt đầu từ cuộc Nam chinh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào năm 1558 từ cái nôi quê hương Thanh Hóa. Sau gần 146 năm khởi nghiệp trải qua chín đời chúa Nguyễn, vị chúa thứ 10 là Nguyễn Ánh xưng danh Hoàng đế (Gia Long), Triều Nguyễn đã chính thức ra đời.

Nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng cai trị đất nước trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi (năm 1802) khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị (năm 1945) – tổng cộng ngót 143 năm. Thời gian nhà Nguyễn nắm quyền là một giai đoạn có nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19.

Cuốn sách Bí Sử Triều Nguyễn này giúp bạn đọc hiểu được nhà Nguyễn hay họ tộc Nguyễn từ khi xưng Chúa rồi đến xưng Vương đã tạo ra hình hài đất nước Việt Nam như thế nào và để lại những gì cho hậu thế. Tuy nhiên cuốn sách này không đi sâu vào các sự kiện mà chính sử đã đề cập, nội dung chủ yếu của nó là sưu tầm các tư liệu kỳ lạ và kỳ thú trong nội cung nhà Nguyễn. Đó là các câu truyện lưu truyền trong dân gian, gia phả tộc Nguyễn.

Những Trang Sử Triều Nguyễn – Di Sản Tư Liệu Thế Giới

Những Trang Sử Triều Nguyễn – Di Sản Tư Liệu Thế Giới

Sách tập hợp các bài viết đã được đăng tải trên tạp chí Xưa & Nay về Mộc bản triều Nguyễn trong hơn 20 năm qua.

Mộc bản triều Nguyễn là một Di sản Tư liệu Thế giới được UNESCO chính thức công nhận năm 2009, là một niềm vinh dự lớn cho đất nước và con người Việt Nam.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button