6 sách hay về triều Thanh, triều đại quan trọng của Trung Quốc

6 cuốn sách hay về triều Thanh mang đến cho người đọc những khám phá về lịch sử triều đại nhà Thanh, tập trung vào các khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thanh – Việt Nghị Hòa

Thanh – Việt Nghị Hòa

Việc phong Vương cho vua Quang Trung là một tiến trình cam go không chỉ thu hẹp torng việc nhà Thanh chấp nhận một An Nam quốc vương mà còn là một cuộc đấu trí để đi đến “win-win solution” như lối nói ngày nay. Thành quả của đường lối ngoại giao này hoàn toàn không do đút lót cho Phúc An Khang như vài hàng trong sử triều Nguyễn đã chép.

“Trong tiến trình đàm phán, nhà Thanh đã dàn ra một vở kịch lớn để từ từ xóa đi nỗi nhục bại trận với nhiều tướng lãnh cao cấp tử thương. Vở kịch đó hoàn hảo đến nỗi nhiều sử gia Trung Hoa – cả đại lục lẫn Đài Loan – vẫn nhấn mạnh vào việc nước ta cầu hòa (mà họ gọi là khất hàng) được nhà Thanh chấp thuận mặc dù trên ngôn từ ngoại giao, cầu hòa không đồng nghĩa với khiếp nhược.”

(Nguyễn Duy Chính)

Nữ Hoàng Cuối Cùng – Anchee Min

Nữ Hoàng Cuối Cùng – Anchee Min

Nữ hoàng cuối cùng (Nữ hoàng Phong Lan, phần 2) là kịch bản chuyển tiếp về Phong Lan từ một thiếu phụ có ý chí mạnh mẽ, đầy bản năng thành một nhà lãnh đạo chính trị thực tế tinh khôn, thống trị Trung Hoa hơn bốn thập kỷ. Trong tập sách kết thúc này, Min đem lại cho chúng ta một nhà lãnh đạo đầy nhân tính, hết sức mạnh mẽ, đảm nhận quyền lực một cách bất đắc dĩ và hy sinh tất cả để bảo vệ những người thân yêu của mình và bảo vệ một đế chế mà bà tin chắc sẽ chết vì nó.

Những người ngưỡng mộ Nữ hoàng Phong Lan sẽ hứng thú trong cuốn tiếp theo này. Những người khác có thể tìm thấy một lời linh báo dẫn tới một lịch sử Trung Hoa tương đối hiện đại – Roky Mountains News

– “Hình tượng của một nữ hoàng gần như có tất cả: sức mạnh và dễ bị xâm hại, tình mẹ và quyền lực, lòng tục và phẩm giá, lòng trắc ẩn và tham vọng. – Washington Post

– “Gợi lên bầu không khí đầy âm mưu và xa hoa tráng lệ của Trung Hoa thế kỷ 19 trong khi kể lại câu chuyện khó tin của vị nữ hoàng đầy quyền thế của nó. – Los Angeles Times.

Thanh Triều Kỳ Án

Thanh Triều Kỳ Án

THANH TRIỀU KỲ ÁN là cuốn sách viết về những vụ án xảy ra dưới thời nhà Thanh, những tình huống hết sức phức tạp tưởng chừng khó giải quyết… Thế nhưng, những con người bằng óc sáng tạo, tháo vát và óc phỏng đoán – Những vị quan thanh liêm nhà Thanh đã tháo gỡ từng nút thắt , từng mớ tơ vò để đưa ra những đánh giá công minh nhất về đúng người, không tha cho những tội ác, kẻ gây thiệt hại cho người dân.

Cuốn sách đưa các bạn yêu thích sách trinh thám, phá án cùng sống với những lập luận hết sức chặt chẽ lô gíc và óc phán đoán của các vị quan thanh liêm triều Thanh thế kỷ XIX đầy tài năng suất chúng.

Thanh Cao Tông Càn Long

Thanh Cao Tông Càn Long

Càn Long tại vị 60 năm, lúc ban đầu tài thao lược chính trị của ông rất anh minh, trên nền tảng của hai triều đại Khang Hy và Ung Chính, ông đã đưa cục diện “Khang Càn thịnh thế” bước đến đỉnh cao.

Đến thời kỳ nắm quyền sau này, ông lại lạm dụng quyền hành, đã làm tiêu hao gia sản cả trăm năm của chính phủ nhà Thanh, về đối ngoại ông thực thi chính sách bế quan tỏa cảng, tiến thêm một bước trong việc làm chặn bước tiến của Trung Quốc đối với sự phát triển của thế giới, thời ấy người Anh từng hình dung về chính phủ Thanh triều thế này: “một chiếc thuyền chiến hạng sang đã cũ nát không gì bằng”, từ mặt ý nghĩa ấy mà nói, Càn Long cũng là người thừa hưởng thưởng hoa của cả đế quốc Trung Hoa.

Bộ sách Thanh Cung 13 Triều

Bộ sách Thanh Cung 13 Triều

Nhà Thanh là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu thành lập, nên còn được gọi là đế quốc Mãn Châu. Có thể nói, trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhà Thanh là triều đại trải qua nhiều biến cố hưng thịnh, suy vong nhất. Với mười ba đời vua, triều đại này đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều học giả và là nguồn đề tài sáng tác của nhiều nhà văn.

“Tin Thuận Trị hoàng đế xuất gia đầu Phật ở Ngũ Đài sơn truyền tới tai Thái hậu. Bà hối hận quá. Bà không ngờ việc đuổi Đổng Ngạc Phi lại gây ra cảnh xuất gia đầu Phật của con bà. Biết vậy nhưng không còn cách nào hơn, nhất là chuyện này lại cần phải giữ kín, bà chỉ còn lấy cớ lễ Phật, đem theo Khang Hi hoàng đế tuần hành núi Ngũ Đài sơn để tìm kiếm. Hoàng thái hậu lên tới nơi, bèn lén tới chùa Thanh Lương, không để lộ hành tung cho một ai biết nhưng bà chỉ thấy có một nhà sư ghẻ chốc đầy mình, vừa điếc lại vừa mù, hỏi chuyện thì mười câu đến chin câu chẳng nghe rõ. Bà không còn biết làm sao, đành đứng trước cửa chùa gạt lệ trở về…”

“Thanh cung mười ba triều” là bộ tiểu thuyết viết về những chuyện trong cung cấm của mười ba triều nhà Thanh, từ đời vua đầu tiên cho tới đời vua cuối cùng. Bộ sách theo sát những chặng đường hưng thịnh, suy vong của triều đại nhà Thanh với số phận, cuộc đời của những nhân vật, những con người có tên tuổi gắn liền với triều đại này. Sách mang nhiều tính hư cấu nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực lịch sử, lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc bởi những tình tiết mới mẻ, thú vị.

Đi Tìm Chân Dung Vua Quang Trung

Đi Tìm Chân Dung Vua Quang Trung

Đây là cuốn sách tập hợp những bài khảo cứu của TS. Nguyễn Duy Chính (Hoa Kỳ) và những bài do ông dịch từ các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoại quốc viết về chủ đề: Quang Trung – Nguyễn Huệ và quan hệ ngoại giao và thương mãi Việt Nam – Trung Hoa vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.

MỤC LỤC:

  • Mười bài thơ của Tôn Sĩ Nghị khi đem quân sang nước ta (kèm ảnh minh họa và phụ bản chữ Hán)
  • Trận Kỷ Dậu từ tài liệu gốc của nhà Thanh (kèm phụ bản chữ Hán)
  • Quang Trung thật, Quang Trung giả: Bàn thêm về phái đoàn Đại Việt sang Trung Hoa năm Canh Tuất (1790) (kèm ảnh minh họa và phụ bản chữ Hán)
  • Khảo luận về thuyết Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình sang Trung Hoa cuối đời Càn Long là người giả (kèm ảnh minh họa và phụ bản chữ Hán)
  • Giải mã một bức tranh (kèm ảnh minh họa và phụ bản chữ Hán)
  • Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung? (kèm ảnh minh họa và nhiều tài liệu liên quan)
  • Phúc Khang An và việc khôi phục quan hệ tông phiên Trung Hoa – An Nam cuối đời Càn Long (kèm phụ bản chữ Hán)
  • Khai quan thông thị (kèm 2 phụ bản chữ Hán là tấu và triệp của quan lại nhà Thanh về sự kiện này)
  • Khảo cứu về việc quốc vương Việt Nam Nguyễn Phúc Ánh sai sứ đến triều cống nhà Thanh (kèm phụ bản chữ Hán)
  • Tường thuật của một giáo sĩ Âu châu trong cung nhà Thanh (kèm ảnh minh họa)

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button